PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO GIA LỘC
TRƯỜNG THCS YẾT KIÊU
Video hướng dẫn Đăng nhập

 

BÀI VIẾT TUYÊN TRUYỀN

CHÀO MỪNG LỄ KHÁNH THÀNH DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA QUÔC GIA ĐỀN QUÁT VÀ LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG KỶ NIỆM 775 NĂM NGÀY SINH DANH TƯỚNG YẾT KIÊU (1242 - 2017)

Căn cứ vào Kế hoạch số 116/KH-UBND, ngày 18/9/2017 của Ủy ban nhân dân huyện Gia Lộc về việc tổ chức Lễ khánh thành di tích Lịch sử văn hóa Đền quát và Lễ hội kỷ niệm 775 năm ngày sinh Danh tướng Yết Kiêu (1242-2017);

Thực hiện công văn số 357/CV-PGDĐT ngày 22 tháng 9 năm 2017 của phòng GD&ĐT huyện Gia Lộc về việc tổ chức các hoạt động nhân kỷ niệm 775 năm ngày sinh Danh tướng Yết Kiêu;

-Nhà trường đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực nhân kỷ niệm 775 năm ngày

sinh danh tướng Yết Kiêu như  tuyên truyền trên loa phát thanh  của nhà trường giờ ra chơi , trong các buổi sinh hoạt đầu tuần, sinh hoạt lớp về lịch sử đền Quát. Tổ chức LĐVS nghĩa trang liệt sĩ, khu di tích lịch sử đền Quát.Tổ chức chuyên đề ngoại khóa xem băng hình  tư liệu về lễ hội đền Quát, lịch sử đền quát cho CBGV,NV và học sinh qua đó  giáo dục đạo lý uống nước nhớ nguồn, phát huy giá trị lịch sử văn hóa dân tộc và niềm tự hào của mỗi học sinh khi được học tại ngôi trường mang tên danh tướng Yết Kiêu.

A. THỜI GIAN TUYÊN TRUYỀN: Bắt đầu từ  ngày 25/9->5/10/2017

B. NỘI DUNG TUYÊN TRUYỀN

Đền Quát – Di tích lịch sử văn hoá Quốc gia thờ danh tướng Yết Kiêu.

Mùa thu này, làng quê Hạ Bì thuộc xã Yết Kiêu (Gia Lộc-Hải Dương) lại tràn ngập không khí náo nức, tươi vui trong thời gian diễn ra lễ hội Đền Quát. Đền Quát được xây dựng vào cuối thời Trần nhằm ghi nhớ công lao của Đô soái Yết Kiêu. Danh tướng Yết Kiêu tên thật là Phạm Hữu Thế (1242-1301), quê quán ấp Hạ Bì, huyện Gia Phúc, phủ Hạ Hồng (thuộc xã Yết Kiêu – Gia Lộc ngày nay). Ông là người có công giúp Nhà Trần chống giặc Nguyên Mông vào thế kỷ XIII với biệt tài thuỷ chiến. Có nhiều truyền thuyết trong dân gian về cuộc đời và những chiến tích của ông.

Yết Kiêu sinh ra trong một gia đình nghèo, cha mất sớm. Từ nhỏ, ông đã phải lăn lộn trên sông nước để kiếm sống và nuôi mẹ. Năm 15 tuổi, trong một lần đi gánh nước, ông thấy hai con trâu trắng húc nhau ở bến sông Quát. Vốn có sức khoẻ, ông dùng đòn gánh đánh trâu. Chúng sợ bỏ chạy, ông nhặt được hai cái lông trâu, đặt xuống nước, nước rẽ làm đôi. Ông cho đây là lông trâu thần, liền nuốt vào bụng. Từ đó ông có thân thể cường tráng, trí lực phi thường, bơi lội dưới nước như đi trên bờ. Trong trận chiến chống giặc Nguyên Mông trên sông Bạch Đằng, Yết Kiêu nổi tiếng với chiến công dùng mũi khoan đánh chìm một đoàn thuyền chiến của giặc, bắt sống tướng giặc Phạm Nhan.

Trận đó, Yết Kiêu đem một toán nghĩa quân, đến mai phục trong bụi lau sậy ven bờ sông, nơi đoàn thuyền giặc Nguyên đậu. Rồi một mình ông dùng chiếc mũi khoan nhọn bằng sắt, bơi lặn khoan các đáy thuyền của chúng. Cứ khoan xong một lỗ, ông lại lấy giẻ đút nút dùng dây một đầu buộc vào nút giẻ đầu kia giòng lên bờ. Chờ cho giặc ngủ say, Yết Kiêu giật các đầu dây, nước ùa vào thuyền từng chiếc, từng chiếc thuyền bị đắm bọn giặc tỉnh dậy nhốn nhào. Yết Kiêu cho hiệu nổi quân reo. Còn ông nhảy lên thuyền túm cổ tên Phạm Nhan lôi tụt xuống sông, kéo hắn vào bờ.

Bọn giặc trên thuyền hoảng loạn tưởng nghĩa quân đột nhập chúng túm đánh lẫn nhau, kết tục, cả đoàn thuyền của giặc đều bị chìm. Trận đánh kết thúc, nghĩa quân toàn thắng, Phạm Nhan bị chém đầu tại bãi bơi Kiếp Bạc. Vua Trần thăng cho Yết Kiêu chức “Đệ nhất Bộ đô soái Thủy quân”. Khi ban bổng lộc, Vua hỏi: “Tướng Yết Kiêu muốn bổng lộc gì ?” Ông thưa: “Điều thứ nhất thần xin là bệ hạ ban phúc cho dân ấp Hạ Bì được tự do hành nghề chài lưới từ đầu sông ở thượng nguồn tới cửa sông giáp biển. Thứ hai, Bệ hạ ban ơn cho mỗi hộ khi hành nghề ở đâu cũng được sử dụng 3 thước đất phơi chài nước đồ nghề và kéo sợi quay tơ, chức dịch địa phương bất đắc ngáng chở, ngoài ra thần không xin gì thêm”.

Vua Trần khen Yết Kiêu là người nhân nghĩa và y ban. Từ đó, dân làng Hạ Bì làm nghề chài lưới cứ theo các triền sông trải dải ra sinh sống( mỗi nhóm gọi là một Hà). Theo di ngôn thì trước kia có 9 Hà là: Lạc Thượng, Lạc Trung, Lạc Hạ, Tán Võng, Kênh Tre, Kênh Hà, Kênh Trẽ, Kênh Be và Kênh Trung. Hiện nay dân các Hà còn sinh cơ lập nghiệp ở khắp nơi tạo ra thành nhiều Hà phụ, thuộc một số xã theo các sông, lạch.

Đền Quát toạ lạc ngay ở đầu làng, nằm trên gò đất cao, bằng phẳng và rộng rãi, đồng thời cũng là nơi chôn rau cắt rốn của danh tướng. Xung quanh đều có hồ, bao bọc ba mặt. Trước cửa đền là con sông Đĩnh Đào, dòng sông chảy tới đây uốn khúc tạo thành hình cánh cung, ôm gọn khu ruộng triều phì nhiêu nối liền với cánh đồng rộng mênh mông của xã. Sở dĩ gọi là đền Quát vì do nhân dân trong làng và các bà cung tiến làm nên. Trước kia, hàng năm cứ đến kỳ hội đền từ ngày mồng 10 tháng giêng đến ngày 20 tháng giêng âm lịch, dân các Hà bằng mọi phương tiện nhưng chủ yếu bằng thuyền, tấp nập về dự hội. Chính vì thế mới có tên là Đền Quát (“Quát” có nghĩa là bao quát rộng rãi).

Đền xây dựng chủ yếu bằng gạch Cậy, lợp ngói mũi, cột, xà, hoành, dui… Đền có rất nhiều câu đầu, câu đối, đại tự, cửa võng, cuốn thư, đồ thờ, tượng cũng như những hình vẽ, nề đắp, chạm trổ. Trên các cổng chè, cột tháp và thân các muông chim, cầm thú, những hoa văn khắc chạm ở khắp nơi trên hình mẫu mọi vật, đặt chúng thành từng nhóm, kết hợp giữa cảnh vật với con người và thiên nhiên một cách đa dạng hài hoà hấp dẫn. Trải qua hơn 600 năm, qua các thời đại vương triều, đền Quát đã được nhân dân nhiều lần tu sửa tôn tạo ngày một khang trang. Đến thời Thiện Trị: 1841-1847 đều được tu bổ lớn.

Và tiếp theo qua các thời, đền đều được trùng tu vào các năm Tự Đức 1848-1883, Đồng Khánh 1884-1885, Khải Định 1916-1925. Qua tìm hiểu và nghiên cứu 4 đạo sắc phong còn lại như sau: Sắc thời Cảnh Hưng năm thứ 4 ngày 16-5-1783; thời Cảnh Thịnh thứ 4 ngày 25-5-1795; thời Tự Đức thứ 6 ngày 10-11-1853; thời Khải Định thứ 9 ngày 25-7-1924. Đáng tiếc là hình ảnh uy nghi, lộng lẫy của toàn bộ ngôi đền và cảnh quan xung quanh nội tự cùng phần lớn các sắc phong đến nay không còn nữa. Hàng chục sắc phong quan trọng của những thế kỷ trước đều bị thực dân Pháp cướp đi hoặc đốt phá trong trận càn ngày 14-6-1948. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, cấp ủy, chính quyền và nhân dân trong xã tập trung vào hai nhiệm vụ cơ bản là sản xuất- chiến đấu nên không có điều kiện tu sửa. Vì vậy ngôi đền ngày càng xuống cấp.

Giữa năm 1973, một cơn giông lớn đã làm sập nốt 3 gian cung. Phải đến ngày 10-10-1976, cuộc họp liên tịch giữa cấp uỷ, chính quyền xã Yết Kiêu với phòng Văn hoá huyện Gia Lộc và Ty Văn hoá tỉnh Hải Dương quyết định: Hàng năm mở hội đền truyền thống tại đền Quát thờ danh tướng Yết Kiêu-Phạm Hữu Thế trong thời gian 3 ngày (từ 18 đến 20/8 âm lịch, cùng thời gian với Lễ hội đền Kiếp Bạc, thờ Hưng đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn,vị chỉ huy của Yết Kiêu ); Đền Quát cứ 5 năm sẽ mở hội lớn một lần vào các năm thứ 5 và thứ 10 của thập kỷ; đảm bảo di tích văn hoá của đền theo thời kỳ ban đầu xây dựng; tiến hành trồng cây cổ thụ, cây lấy gỗ, cây ăn quả, tiến hành thả cá ở khu hồ lớn, tăng thu nhập, góp phần vào kinh phí tu bổ cho đền ngày thêm khang trang. Tháng 8 năm 1976, nhân dân làng Quát đã khôi phục lại Hậu cung.

Thời kỳ này do các công trình thuỷ lợi được xây dựng, dòng sông Quát đã bị ngăn đập không còn dòng chảy như xưa nên lưu lượng nước cạn hơn, nếu tổ chức bơi chải vào dịp lễ hội truyền thống 15 tháng Giêng thì rất khó khăn vì nước cạn nên Ty Văn hoá Hải Dương lúc đó đã nhất trí cho tổ chức lễ hội vào dịp từ 14-15 tháng tháng âm lịch hàng năm. Khu di tích đền Quát đã được xếp hạng LSVH cấp Quốc gia ngày 28 tháng 1 năm 1998.

Phạm Hữu Thế - Yết Kiêu - người đã làm rạng danh quê hương Hải Dương, huyện Gia Lộc và địa phương trong nhiều thế kỷ qua. Trên địa bàn tỉnh có 08 di tích tôn thờ ông làm thành hoàng làng, trong đó tại quê hương ông đã có 02 di tích là đền Quát và đình Khuông Phụ thờ ông và trên cả nước có nhiều đường phố, đô thị và trường học mang tên ông và phường Yết Kiêu, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội là một trong những phường tiêu biểu mang tên danh tướng. Với tình cảm sâu nặng và cảm phục tài trí của danh tướng. Được mang tên phường Yết Kiêu, Đảng ủy - HĐND- UBND - UBMTTQ phường đã tìm đến nơi sinh ra danh tướng Yết Kiêu để bày tỏ lòng tôn kính, đức độ của ngài và làm lễ kết nghĩa giữa phường Yết Kiêu, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội và xã Yết Kiêu, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương.         

 Danh thắng, Di tích lịch sử văn hóa Quốc gia Đền Quát là một trong những di tích lớn được xếp hạng cấp Quốc gia của huyện Gia Lộc. Hằng năm cứ dịp rằm tháng giêng và rằm tháng 8, nhân dân địa phương, du khách thập phương về dự hội rất đông.

Năm 2017 huyện Gia Lộc chọn ngày 03/10/2017, tức ngày 14/8 âm lịch năm Đinh Dậu tổ chức Lễ khánh thành Di tích lịch sử văn hóa Quốc gia Đền Quát và Lễ hội truyền thống kỷ niệm 775 năm ngày sinh Danh tướng Yết Kiêu(1242-2017), được đánh dấu khởi đầu cho việc bảo tồn, phát huy giá trị Di tích lịch sử văn hóa Quốc gia Đền Quát, để nơi đây thực sự trở thành điểm du lịch hấp dẫn du khách trong và ngoài nước.

 

         Hiệu trưởng

           ( Đã kí)

 

    Đỗ Thị Thúy Hằng

                         Người viết tuyên truyền

 

 

                             Nguyễn Thị Diệu Nga


BÀI VIẾT LIÊN QUAN
TRƯỜNG THCS YẾT KIÊU TUYÊN TRUYỀN QUẢN LÝ, SỬ DỤNG PHÁO NỔ THEO NGHỊ ĐỊNH SỐ 137/2020/NĐ-CP CHO HS Sáng ngày 22/01/2024, Trường THCS Yết Kiêu đã tổ chức truyền thông về quản lý, ... Cập nhật lúc : 9 giờ 16 phút - Ngày 5 tháng 2 năm 2024
Xem chi tiết
Thực hiện kế hoạch nhiệm vụ năm học 2023 - 2024 của trường THCS Yết Kiêu, nhằm đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật và các giải pháp đảm bảo an toàn giao thông, an ni ... Cập nhật lúc : 11 giờ 16 phút - Ngày 30 tháng 1 năm 2024
Xem chi tiết
Chương trình giao lưu văn nghệ với Trung tâm hướng nghiệp dạy nghề hỗ trợ trẻ thiệt thòi cho người khuyết tật Việt Nam của trường THCS Yết Kiêu Thực hiện Công số 309/PGDĐT ngày 07/12/2 ... Cập nhật lúc : 16 giờ 45 phút - Ngày 22 tháng 1 năm 2024
Xem chi tiết
TRƯỜNG THCS YẾT KIÊU CHỨC HỘI KHỎE PHÙ ĐỔNG CẤP TRƯỜNG NĂM HỌC 2023 - 2024 Nhằm hưởng ứng cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại” và thực hiện Kế ... Cập nhật lúc : 17 giờ 8 phút - Ngày 29 tháng 12 năm 2023
Xem chi tiết
LIÊN ĐỘI TRƯỜNG THCS YẾT KIÊU ĐI THĂM VÀ TẶNG QUÀ GIA ĐÌNH CÓ CÔNG CÁCH MẠNG NHÂN KỶ NIỆM 78 NGÀY THÀNH LẬP QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM (22/12/1944 – 22/12/2023) Từ bao đời nay dân tộc ... Cập nhật lúc : 16 giờ 59 phút - Ngày 29 tháng 12 năm 2023
Xem chi tiết
HỌC SINH TRƯỜNG THCS YẾT KIÊU CHĂM SÓC DI TÍCH LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG Thực hiện phong trào ”Đền ơn đáp nghĩa”, "Uống nước nhớ nguồn", Chào mừng 79 năm ngày thành lập QĐND Việ ... Cập nhật lúc : 16 giờ 50 phút - Ngày 29 tháng 12 năm 2023
Xem chi tiết
TRƯỜNG THCS YẾT KIÊU TỔ CHỨC GẶP MẶT NHÂN CHỨNG LỊCH SỬ NGHE NÓI CHUYỆN TRUYỀN THỐNG CHÀO MỪNG 79 NĂM NGÀY THÀNH LẬP QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM (22/12/1944 - 22/12/2023), 34 NĂM NGÀY ... Cập nhật lúc : 14 giờ 41 phút - Ngày 11 tháng 12 năm 2023
Xem chi tiết
TRƯỜNG THCS YẾT KIÊU TỔ CHỨC 41 NĂM NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM (20/22/1982 – 20/11/2023) Hòa chung trong không khí hân hoan của thầy và trò cả nước chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20 ... Cập nhật lúc : 10 giờ 36 phút - Ngày 25 tháng 11 năm 2023
Xem chi tiết
Công đoàn Trường THCS Yết Kiêu tổ chức hoạt động chào mừng ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10/2023 Hoà cùng với khí thế thi đua sôi nổi của chị em phụ nữ trong cả nước Kỷ niệm 93 năm Ngày thàn ... Cập nhật lúc : 16 giờ 21 phút - Ngày 20 tháng 10 năm 2023
Xem chi tiết
TRƯỜNG THCS YẾT KIÊU TỔ CHỨC HỘI NGHỊ CÁN BỘ, VIÊN CHỨC NĂM HỌC 2023 – 2024 Thực hiện hướng dẫn số 05/ HD – LĐLĐ ngày 29/12/2022 của Liên đoàn lao động huyện Gia Lộc về việc ... Cập nhật lúc : 7 giờ 46 phút - Ngày 14 tháng 10 năm 2023
Xem chi tiết
1234567891011121314151617181920...
DANH MỤC
ĐỀ THI, CHUYÊN ĐỀ
Bộ đề thi HSG K7 T-NV-A năm học 2012-2013
Bộ đề thi KS HSG K 6,7,8 Trường YK năm học 2012-2013
Bộ đề thi HSG K9 trường YK năm học 2012-2013
Chế độ cho điểm tối thiểu năm học 2012 - 2013.
Kế hoạch tổ chức Hội thảo“Đổi mới kiểm tra đánh thông qua biên soạn đề kiểm tra, xây dựng thư viện câu hỏi, bài tập môn Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý trong trường THCS và THPT” của Sở GD.gữ văn, Lịch sử, Địa lý trong trường THCS” của Phòng GD.
Đề thi HSG môn Toán năm học 2012-2013 của Thành phố
Đề thi HSG môn Anh năm học 2012-2013 của Thành phố
Một số phương pháp dạy học tích cực.
Những điểm mới trong Thông tư 58 so với Quy chế 40 và Thông tư 51 về kiểm tra đánh giá học sinh.
VĂN BẢN CỦA NHÀ TRƯỜNG