PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO GIA LỘC
TRƯỜNG THCS YẾT KIÊU
Video hướng dẫn Đăng nhập

BÀI VIẾT TUYÊN TRUYỀN SÁCH THÁNG 11

Nhân dịp kỷ niệm ngày nhà giáo Việt Nam 20/11

Chủ đề: Uống nước nhớ nguồn

 

Kính thưa các thầy cô giáo,

Cùng toàn thể  các em học sinh yêu quý!  

Nước Việt Nam ta vốn có một nền văn hiến lâu đời. Gây dựng nên và bồi đắp cho nền văn hiến của đất nước mỗi ngày thêm phong phú và rực rỡ có công lao không nhỏ của lớp lớp nhà giáo Việt Nam. Chính trong quá trình bồi đắp cho nền văn hiến chung của dân tộc, các nhà giáo đã làm vẻ vang thêm truyền thống của giới mình.

Một dân tộc thông minh và hiếu học như dân tộc ta thì người thầy dù ở thời đại nào, chế độ nào cũng được tôn vinh. Bởi vậy nước ta đã dành riêng hẳn một ngày để tôn vinh các nhà giáo: đó là ngày 20/11- ngày hiến chương các nhà giáo Việt Nam.

Nhân dịp kỷ niệm 35 năm ngày nhà giáo Việt Nam năm nay tôi xin gửi tới các thầy cô giáo và các bạn học sinh một món quà đặc biệt đó là hai cuốn sách, một cuốn được đánh giá là một trong những cuốn sách hay của thập niên này, cuốn sách “Nhật kí nhà giáo vượt Trường Sơn” của nhà giáo, liệt sĩ Võ Tề. Và một cuốn là tuyển tập những bài thơ hay nhất của các Nhà giáo Hải Dương, cuốn “Thơ nhà giáo Hải Dương”.

Cuốn nhật kí chiến trường của nhà giáo, liệt sĩ Võ Tề do NXB Giáo dục ấn hành vào tháng 8 năm 2006, gồm 3 phần:

Phần I: Vượt Trường Sơn ra tiền tuyến

Phần II: Hoạt động trên chiến trường khu 6

Phần III: Thư của Nhà giáo, liệt sĩ Võ Tề gửi về gia đình.

Những trang cuối là phần phụ lục cũng đem lại cho người đọc sự xúc động bởi những dòng tâm sự đầy yêu thương và tiếc nhớ từ người thân của nhà giáo, liệt sĩ Võ Tề. Những bức ảnh ghi dấu một thời anh đã từng sống và làm việc miệt mài, hăng say cùng những người đồng nghiệp. 260 trang cùng bìa sách màu đỏ đen ấm áp làm nền cho những con chữ giản dị mà cứng cỏi, cuốn  Nhật kí như ôm trọn một cuộc đời sống nhiều ý nghĩa. Bức ảnh nhỏ màu nâu với cảnh rừng núi hoang sơ, tĩnh lặng cùng những thân cây không lá tựa như báng súng đang chĩa lên trời với khát vọng bình yên. Mảng núi xa mờ như ẩn chứa cả một vùng kí ức, cả một vùng kỉ niệm của một trái tim mang nặng tình yêu quê hương, đất nước, yêu cái nghiệp “gõ đầu trẻ” đến thiết tha, cháy bỏng.

     Tham gia thiếu sinh quân từ năm 15 tuổi, rồi được đào tạo sư phạm, anh trở thành thầy giáo. Miệt mài dạy học 10 năm trên đất Bắc, anh là một thầy giáo tận tuỵ “tất cả vì học sinh thân yêu!”. Anh lấy việc đào tạo những tri thức tương lai cho quê hương giải phóng làm sự nghiệp của mình. Nhưng rồi cuộc chiến tranh giải phóng đã đến hồi căng thẳng. Anh xếp bút sách, gấp lại những trang giáo án, tạm biệt học trò, tạm biệt vợ con xung phong ra tiền tuyến góp phần giải phóng quê hương, thống nhất nước nhà, vì có lẽ trong trái tim anh đã thực sự thấm nhuần câu thơ nổi tiếng của Dương Hương Ly “Khi tổ quốc cần họ biết sống xa nhau”. Anh đã sống một cuộc đời sôi nổi, lạc quan nhưng không ngờ đã ngã xuống khi tuổi đời còn trẻ, khi tài năng đang độ chín muồi. Anh đem theo dự định, ước mơ…Anh đã ra đi nhưng tình yêu thương của anh với người thân, bạn bè với học trò với nhân dân với quê hương đất nước còn để lại sâu nặng trong tập nhật kí vô cùng cảm động này. Mỗi trang nhật kí được mở ra là bấy nhiêu nỗi lòng chân thật được hiển hiện: Mở đầu nhật kí, ngày 6/12/1964 Võ Tề đã viết “Mình phải thật với lòng mình, mình đã đấu tranh thắng lợi tư tưởng yếu đuối, ngại chết, ngại gian khổ… mình sẽ không ngã trong đoàn quân vĩ đại miền Nam”. Lòng luôn dặn lòng phải là một người thầy giáo giỏi, không những truyền thụ cho các em kiến thức mà còn phải thấm nhuần lý tưởng cách mạng, khí phách anh hùng của dân tộc Việt Nam.

Đối với anh, Tố Hữu là một người anh cả, đồng chí, một thần tượng của chính mình. Chính vì thế mà trong nhật kí của anh những câu thơ, những câu nói của Tố Hữu luôn cận kề và được anh xem như cuốn cẩm nang quí giá. Trong hoàn cảnh chiến tranh khốc liệt nhưng những trang nhật kí của anh vẫn thấm đượm những vần thơ tuy giản dị thôi nhưng lại là những cảm xúc xuất phát từ một con tim, một tình yêu mãnh liệt với đất nước quê hương, với đồng chí với cha mẹ với người vợ yêu thương và đứa con gái bé bỏng của anh “con ơi con ngủ cho ngoan; cha con vững dạ miền Nam diệt thù”. Thế mới thấy được nhờ những tứ thơ đó mà ý chiến đấu trong anh ngày càng thêm quyết liệt. Xúc động nhất là lá thư cuối cùng của Võ Tề, khi người đọc biết là  sắp phải giã biệt những dòng chữ thân yêu của một nhà giáo vượt Trường Sơn: “Chủ nghĩa anh hùng cách mạng, lòng tự hào và lòng quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ đã là chuyện của mọi ngày và mọi người”.

Ở đây chúng ta vẫn thấy rằng với  niềm say mê và lạc quan, anh luôn nghĩ đến ngày trở về, mong chờ được tắm mình trrong niềm vui chiến thắng. Nhưng nhà giáo Võ Tề đã ngã xuống nơi buôn Khiêu- thượng nguồn sông Đồng Nai xa xôi. Anh đã ra đi, xa hơn 40 năm nhưng những dòng chữ viết từ trái tim anh còn đó , vẫn còn rung động đầy xúc cảm.

Bây giờ, đọc nhật ký của anh mới biết, cuộc đời anh dù ngắn ngủi nhưng vẫn là một đỉnh cao của lẽ sống tuổi trẻ Việt Nam thời chống Mỹ hào hùng. Anh không còn nữa nhưng linh hồn anh sẽ còn trường tồn, còn đọng lại như một giọt nắng long lanh trong khu vườn rực rỡ sắc màu và ngát hương thơm của ngày hôm nay. Và đó sẽ là tấm gương, là nguồn động lực cho những thế hệ nhà giáo sau thêm yêu nghề, thêm vững tin hơn trong sự nghiệp “Trồng người”. chúng ta sẽ bắt gặp sự hi sinh cao quý đó trong cuốn sách thứ 2 mà tôi muốn giới thiệu tới các bạn đọc ngày hôm nay. Đó là cuốn “Thơ nhà giáo Hải Dương”,  cuốn sách của nhiều tác giả đều là những nhà giáo còn đang làm việc hoặc đã nghỉ hưu. Do Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Dương tổng hợp và xuất bản năm 2003. dày 163Tr.; Khổ 19cm.

Tập thơ này được Nhà thơ, nhà phê bình văn học Trần Đăng Khoa đánh giá là một tập thơ hay, thậm chí là rất hay. Ở đó ta sẽ bắt gặp những tấm gương sáng của những người thầy,người cô,  những tấm lòng cao cả, những cốt cách vị tha, nơi mà những nhà sư phạm mẫu mực qua nhiều thế hệ được giới thiệu trong cuốn sách giúp chúng ta càng thêm yêu quý và tôn trọng những người thầy. Cả một tập thơ là những niềm trăn trở của những người thầy, người cô với sự nghiệp trồng người, với tình yêu thương học trò hay đơn giản chỉ là  những câu thơ là những lời căn dặn sâu sắc của thầy cô với học trò thân yêu:

“Dặn con, con hãy lắng nghe

Lời khen khoan nhận, lời chê nhớ nhiều...

Lầu cao gác tía vàng son

Cũng từ nét chữ vuông tròn mà ra

Muốn vươn cao, muốn bay xa

Chẳng ai không phải o, a học vần

Học sao cho được chữ nhân

Làm gì ích nước lợi dân hãy làm

Sinh ra giữa chốn nhân gian

Phải như tùng, bách gió ngàn chẳng lay….”

(Nói với con ngày tựu trường – nhà giáo Trần Thị Dung)

Hay trong bài thơ “Đi thực tập - của nhà giáo Đỗ Đình Tâm” lại là niềm vui, sự hồi hộp của một giáo viên thực tập trước khi đi dạy:

“Giảng tập mấy lần bài đã thuộc

Tưởng rằng đi ngủ cũng yên tâm

Ai ngờ thao thức không yên giấc

Nằm ở trong chăn vẫ giảng thầm”…

Rồi còn bao nhiêu những bài thơ khắc họa những gương mặt, những số phận cả những phút giây lãng mạng của sự nghiệp làm thầy. Tất cả những tác giả của tập thơ này đều là nhà giáo và tập thơ ra đời nhằm động viên phong trào sáng tác thơ văn, góp phần xây dựng đời sống văn hóa học đường vui tươi, lành mạnh, cũng là việc làm thiết thực hưởng ứng cuộc vận động “xây dựng trường học văn hóa” theo chương trình phối hợp liên ngành giữa BGD&ĐT với Bộ văn hóa thông tin.

Hiện hai cuốn sách có trong tủ sách của thư viện trường ta. Tôi hy vọng sau buổi hôm nay các bạn sẽ xuống thư viện để tìm đọc những cuốn sách hay này. Cuối cùng tôi xin kính chúc các thầy cô giáo sức khoẻ, hạnh phúc và thành đạt, chúc các bạn học sinh học tập, rèn luyện thật tốt để đạt được nhiều bông hoa điểm 10 dâng tặng các thầy cô nhân ngày nhà giáo Việt Nam. Và hôm nay, nhân dịp sắp đến ngày 20/11- ngày nhà giáo Việt Nam, tôi xin thay mặt toàn thể học sinh trường THCS Yết Kiêu xin tặng các thầy cô một bài thơ thay lời tri ân tới toàn thể giáo viên trong trường:

Nghề Nhà giáo muôn đời vẫn vậy

Tiễn trò đi là thấy vinh quang

Một nghề cao quý đàng hoàng

Mỗi năm một chuyến "đò ngang" gửi lòng

Mặc dù vậy không mong báo đáp

Chẳng ngại ngần bão táp mưa sa

Thương trò tình nghĩa ruột rà

Trồng cây chỉ muốn nở hoa đẹp đều

Ngày hiến chương muôn lần ghi tạc

Nghĩa thầy trò không khác cha con

"Trăm năm bia đá thì mòn"

Ơn thầy dạy dỗ lòng son vững bền.      

Buổi giới thiệu sách đến đây là hết! Xin trân trọng cảm ơn quý thầy cô cùng tất cả các bạn học sinh ./.

Người viết bài

 

 

Nguyễn Thị Thúy Hà

 

                   HIỆU TRƯỞNG

 

 

                     Đỗ Thị Thúy Hằng

 

 


BÀI VIẾT LIÊN QUAN
TRƯỜNG THCS YẾT KIÊU TUYÊN TRUYỀN QUẢN LÝ, SỬ DỤNG PHÁO NỔ THEO NGHỊ ĐỊNH SỐ 137/2020/NĐ-CP CHO HS Sáng ngày 22/01/2024, Trường THCS Yết Kiêu đã tổ chức truyền thông về quản lý, ... Cập nhật lúc : 9 giờ 16 phút - Ngày 5 tháng 2 năm 2024
Xem chi tiết
Thực hiện kế hoạch nhiệm vụ năm học 2023 - 2024 của trường THCS Yết Kiêu, nhằm đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật và các giải pháp đảm bảo an toàn giao thông, an ni ... Cập nhật lúc : 11 giờ 16 phút - Ngày 30 tháng 1 năm 2024
Xem chi tiết
Chương trình giao lưu văn nghệ với Trung tâm hướng nghiệp dạy nghề hỗ trợ trẻ thiệt thòi cho người khuyết tật Việt Nam của trường THCS Yết Kiêu Thực hiện Công số 309/PGDĐT ngày 07/12/2 ... Cập nhật lúc : 16 giờ 45 phút - Ngày 22 tháng 1 năm 2024
Xem chi tiết
TRƯỜNG THCS YẾT KIÊU CHỨC HỘI KHỎE PHÙ ĐỔNG CẤP TRƯỜNG NĂM HỌC 2023 - 2024 Nhằm hưởng ứng cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại” và thực hiện Kế ... Cập nhật lúc : 17 giờ 8 phút - Ngày 29 tháng 12 năm 2023
Xem chi tiết
LIÊN ĐỘI TRƯỜNG THCS YẾT KIÊU ĐI THĂM VÀ TẶNG QUÀ GIA ĐÌNH CÓ CÔNG CÁCH MẠNG NHÂN KỶ NIỆM 78 NGÀY THÀNH LẬP QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM (22/12/1944 – 22/12/2023) Từ bao đời nay dân tộc ... Cập nhật lúc : 16 giờ 59 phút - Ngày 29 tháng 12 năm 2023
Xem chi tiết
HỌC SINH TRƯỜNG THCS YẾT KIÊU CHĂM SÓC DI TÍCH LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG Thực hiện phong trào ”Đền ơn đáp nghĩa”, "Uống nước nhớ nguồn", Chào mừng 79 năm ngày thành lập QĐND Việ ... Cập nhật lúc : 16 giờ 50 phút - Ngày 29 tháng 12 năm 2023
Xem chi tiết
TRƯỜNG THCS YẾT KIÊU TỔ CHỨC GẶP MẶT NHÂN CHỨNG LỊCH SỬ NGHE NÓI CHUYỆN TRUYỀN THỐNG CHÀO MỪNG 79 NĂM NGÀY THÀNH LẬP QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM (22/12/1944 - 22/12/2023), 34 NĂM NGÀY ... Cập nhật lúc : 14 giờ 41 phút - Ngày 11 tháng 12 năm 2023
Xem chi tiết
TRƯỜNG THCS YẾT KIÊU TỔ CHỨC 41 NĂM NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM (20/22/1982 – 20/11/2023) Hòa chung trong không khí hân hoan của thầy và trò cả nước chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20 ... Cập nhật lúc : 10 giờ 36 phút - Ngày 25 tháng 11 năm 2023
Xem chi tiết
Công đoàn Trường THCS Yết Kiêu tổ chức hoạt động chào mừng ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10/2023 Hoà cùng với khí thế thi đua sôi nổi của chị em phụ nữ trong cả nước Kỷ niệm 93 năm Ngày thàn ... Cập nhật lúc : 16 giờ 21 phút - Ngày 20 tháng 10 năm 2023
Xem chi tiết
TRƯỜNG THCS YẾT KIÊU TỔ CHỨC HỘI NGHỊ CÁN BỘ, VIÊN CHỨC NĂM HỌC 2023 – 2024 Thực hiện hướng dẫn số 05/ HD – LĐLĐ ngày 29/12/2022 của Liên đoàn lao động huyện Gia Lộc về việc ... Cập nhật lúc : 7 giờ 46 phút - Ngày 14 tháng 10 năm 2023
Xem chi tiết
1234567891011121314151617181920...
DANH MỤC
ĐỀ THI, CHUYÊN ĐỀ
Bộ đề thi HSG K7 T-NV-A năm học 2012-2013
Bộ đề thi KS HSG K 6,7,8 Trường YK năm học 2012-2013
Bộ đề thi HSG K9 trường YK năm học 2012-2013
Chế độ cho điểm tối thiểu năm học 2012 - 2013.
Kế hoạch tổ chức Hội thảo“Đổi mới kiểm tra đánh thông qua biên soạn đề kiểm tra, xây dựng thư viện câu hỏi, bài tập môn Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý trong trường THCS và THPT” của Sở GD.gữ văn, Lịch sử, Địa lý trong trường THCS” của Phòng GD.
Đề thi HSG môn Toán năm học 2012-2013 của Thành phố
Đề thi HSG môn Anh năm học 2012-2013 của Thành phố
Một số phương pháp dạy học tích cực.
Những điểm mới trong Thông tư 58 so với Quy chế 40 và Thông tư 51 về kiểm tra đánh giá học sinh.
VĂN BẢN CỦA NHÀ TRƯỜNG