PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO GIA LỘC
TRƯỜNG THCS YẾT KIÊU
Video hướng dẫn Đăng nhập

BÀI VIẾT TUYÊN TRUYỀN VỀ DỊCH BỆNH “VIÊM NÃO MÔ CẦU”

 

Thực hiện chỉ đạo của Sở GD&ĐT tỉnh Hải Dương đã gửi công văn Số 239/SGDĐT – VP ngày 26/02/2016 v/v phòng chống bệnh “Viêm não Mô Cầu” tới các trường học. Ban phụ trách Y Tế Trường THCS Yết Kiêu tổ chức buổi tuyên truyền tới toàn thể CBGV; Các bậc phụ huynh và các em học sinh của nhà trường nắm được nguyên nhân gây bệnh và cách phòng tránh bệnh “Viêm não Mô Cầu” như sau:

Kính thưa các thầy giáo cô giáo

Kính thưa các bậc phụ huynh và các em học sinh thân mến!

Hiện nay theo thông tin của Bộ Y tế và Sở Y tế Tỉnh Hải Dương thì bệnh “Viêm não Mô Cầu” đang xuất hiện ở một số tỉnh thành của Việt Nam như: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Sơn La, Hòa Bình, Gia Lai, Nam Định, Lạng Sơn… Vào ngày 25/2/2016, theo thông tin mới nhất của bệnh viện Đa Khoa tỉnh Hải Dương thì một nữ sinh lớp 12C của trường THPT Lương Thế Vinh ở TP Hải Dương đã bị mắc bệnh“Viêm não mô cầu và đã bị tử vong chỉ sau 24 giờ kể từ khi xuất hiện các triệu chứng đầu tiên của bệnh, điều đó đã làm xôn xao dư luận khiến cho nhiều người dân phải lo lắng. Vậy bệnh “Viêm não mô cầu” nguy hiểm ra sao? Chúng ta sẽ tìm hiểu cụ thể đặc điểm, nguyên nhân cà cách phòng tránh bệnh.

 

1. Đặc điểm chung của bệnh

Bệnh “Viêm não mô cầu” là bệnh truyền nhiễm nhóm B (bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có khả năng lây truyền nhanh và có thể gây tử vong), bệnh nhiễm khuẩn cấp tính, lây truyền theo đường hô hấp do hít phải các giọt bắn của dịch tiết hô hấp có chứa mầm bệnh. “Viêm màng não Mô Cầu” là một bệnh nhiễm khuẩn nghiêm trọng, không như bệnh viêm màng não do Vi rút, bệnh viêm màng não có thể lấy đi sinh mạng của trẻ nhỏ đang khỏe mạnh chỉ trong vòng 24 giờ sau những triệu chứng đầu tiên xuất hiện. “Viêm màng não Mô Cầu” khó phát hiện, nhất là trong giai đoạn sớm bởi vì triệu chứng của bệnh  giống như những triệu chứng viêm màng não Siêu vi thông thường khác.

* Bệnh do não mô cầu có các thể lâm sàng như: viêm màng não mủ, nhiễm khuẩn huyết, sốc nhiễm khuẩn, viêm khớp, viêm màng ngoài tim, ... trong đó viêm màng não mủ và nhiễm khuẩn huyết là thường gặp hơn. Bệnh thường để lại di chứng như chậm phát triển tinh thần, điếc, liệt với tỷ lệ từ 10-20%. Tỷ lệ tử vong có thể từ 8 - 15%.  

 Trong cộng đồng tỷ lệ người mang vi khuẩn không có triệu chứng lâm sàng (người lành mang trùng) ở mũi, hầu, họng từ 5% - 25%. Tỷ lệ này thậm chí còn cao hơn tại khu vực ổ dịch.

Bệnh thường xảy ra ở nơi tập trung đông người (nhà trẻ, trường học, ...), người bị suy giảm miễn dịch hoặc đồng nhiễm khuẩn đường hô hấp.

Tại nước ta, bệnh lưu hành và được ghi nhận rải rác tại nhiều địa phương,  hay gặp vào mùa đông - xuân.

2. Tác nhân gây bệnh là vi khuẩn có tên khoa học là Neisseria meningitidis. Vi khuẩn dễ bị diệt bởi: nhiệt độ 56oC trong 30 phút hoặc 60oC chỉ trong 10 phút, các chất sát khuẩn, tẩy rửa thông thường đều dễ diệt vi khuẩn. Các nhóm vi khuẩn gây bệnh thường gặp là A, B, C, Y, W135.

* Nguồn bệnh, thời gian ủ bệnh và thời kỳ lây truyền: ổ chứa của vi khuẩn não mô cầu trong tự nhiên là người. Thời gian ủ bệnh từ 2- 10 ngày, thông thường từ 3- 4 ngày. Thời kỳ lây truyền của bệnh tùy thuộc vào thời gian tồn tại của vi khuẩn não mô cầu ở mũi, họng của người nhiễm khuẩn. Đối với người bệnh, khả năng lây truyền có thể từ vài ngày trước khi khởi phát bệnh cho đến 24 giờ sau khi được điều trị bằng kháng sinh đặc hiệu.

3. Đường lây truyền:

Bệnh lây qua đường hô hấp, chủ yếu qua việc tiếp xúc trực tiếp với nguồn bệnh do hít phải dịch tiết mũi, hầu, họng bắn ra từ người mang vi khuẩn.

Lây truyền qua đồ vật ít khi xảy ra.

Những hoạt động hàng ngày cũng có thể lây truyền bệnh như: Dùng chung ly, tách uống nước, sống trong khu tập thể, cắm trại, nhà trường, nhà trẻ, sinh hoạt cộng đồng, người hút thuốc lá hay tiếp xúc nhiều với khói thuốc lá…

* Tính cảm nhiễm: mọi người đều có cảm nhiễm với vi khuẩn não mô cầu và tính cảm nhiễm giảm dần theo tuổi. Sau khi nhiễm vi khuẩn, kể cả các trường hợp không có biểu hiện lâm sàng, cơ thể vẫn sản sinh miễn dịch. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa biết rõ thời gian miễn dịch đặc hiệu sau khi nhiễm khuẩn.

4.  Triệu chứng bệnh viêm màng não Mô Cầu
        Diễn biến của bệnh nhanh, và quái ác, bệnh ít gặp nhưng hậu quả để lại rất nặng nề, thời gian chẩn đoán và điều trị chỉ trong vòng một ngày.
    + Triệu chứng sớm:
          -  Sốt cao 39-40 độC
          -  Buồn nôn và ói
          -  Cáu gắt, ăn không ngon hoặc bỏ ăn
          -  Đau đầu, chóng mặt
          -  Đau họng, chảy nước mũi.
     + Triệu chứng đặc hiệu ( xuất hiện muộn)
          -  Xuất hiện ban đỏ vùng da mỏng, đầu chi
          -  Cứng gáy, đau cổ, co cứng
          -  Sợ ánh sáng
          -  Mê sảng, lú lẫn
          -  Co giật kiểu động kinh
          -  Mất ý thức, rối loạn cảm giác

 

5.  Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh viêm màng não Mô Cầu:
       Tất cả mọi người khỏe mạnh ở các lứa tuổi khác nhau đều có thể mắc bệnh “Viêm màng não Mô Cầu” nhưng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là nhóm đối tượng dễ mắc bệnh nhất.

 6. Chăm sóc cấp cứu ban đầu:
       -  Cho uống thuốc hạ sốt
       -  Đặt bệnh nhân nằm nơi ánh sáng dịu( hơi tối)
       -  Nếu bệnh nhân ói đặt bệnh nhân nằm nghiêng để tránh hít chất nôn vào phổi
       - Đưa ngay bệnh nhân đến bệnh viện để được khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời.
 7.  Phương pháp phòng bệnh viêm màng não Mô Cầu:
       -  Tiêm vắc xin là biện pháp tốt nhất để phòng bệnh viêm màng não Mô Cầu.
       -  Vắc xin phòng bệnh viêm màng não Mô Cầu Meningo(A+C) tiêm khi trẻ được 2 tuổi và người lớn sau đó cứ 3 năm tiêm nhắc lại một lần.
       * Vắc xin: Hiện có các loại vắc xin phòng bệnh đối với týp A, C, Y, và W135. Tiêm vắc xin týp A và C đạt tỷ lệ 80% có thể phòng được dịch. Vaccine đang sử dụng tại Việt Nam là của Pháp sản xuất. Sau khi tiêm vaccine 7-10 ngày, nồng độ kháng thể đạt tới mức đủ để bảo vệ người được tiêm

- Cách phòng tránh tốt nhất là hạn chế tiếp xúc về đường hô hấp như không nên tập trung nơi đông người, thường xuyên vệ sinh răng miệng. Khi hắt hơi hay ho cần lấy khăn che miệng, hoặc đeo khẩu trang khi bị viêm đường hô hấp. Trẻ cần được giữ ấm. Cách phòng tránh đặc hiệu là rửa tay thường xuyên bằng xà phòng để ngừa vi khuẩn.

 

            Thực hiện tốt việc vệ sinh cá nhân, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng là một biện pháp để phòng bệnh do não mô cầu

Buổi tuyên truyền đến đây là kết thúc, tôi hi vọng qua buổi tuyên truyền ngày hôm nay các bạn sẽ hiểu rõ hơn về bệnh “Viêm não Mô Cầu” dể chủ động phòng tránh bệnh dịch và chủ động tiêm vắc xin phòng bệnh, vắc xin được tiêm tại các cơ sở y tế; khi phát hiện dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh cần đi khám hoặc thông báo ngay cho cơ quan y tế gần nhất.

                                                                        Yết Kiêu, Ngày 09 tháng 3 năm 2016

Người viết tuyên truyền

 

 

        Nguyễn Thị Thúy Hà

             HIỆU TRƯỞNG

 

 

            Đỗ Thị Thúy Hằng

 

 


BÀI VIẾT LIÊN QUAN
TRƯỜNG THCS YẾT KIÊU TUYÊN TRUYỀN QUẢN LÝ, SỬ DỤNG PHÁO NỔ THEO NGHỊ ĐỊNH SỐ 137/2020/NĐ-CP CHO HS Sáng ngày 22/01/2024, Trường THCS Yết Kiêu đã tổ chức truyền thông về quản lý, ... Cập nhật lúc : 9 giờ 16 phút - Ngày 5 tháng 2 năm 2024
Xem chi tiết
Thực hiện kế hoạch nhiệm vụ năm học 2023 - 2024 của trường THCS Yết Kiêu, nhằm đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật và các giải pháp đảm bảo an toàn giao thông, an ni ... Cập nhật lúc : 11 giờ 16 phút - Ngày 30 tháng 1 năm 2024
Xem chi tiết
Chương trình giao lưu văn nghệ với Trung tâm hướng nghiệp dạy nghề hỗ trợ trẻ thiệt thòi cho người khuyết tật Việt Nam của trường THCS Yết Kiêu Thực hiện Công số 309/PGDĐT ngày 07/12/2 ... Cập nhật lúc : 16 giờ 45 phút - Ngày 22 tháng 1 năm 2024
Xem chi tiết
TRƯỜNG THCS YẾT KIÊU CHỨC HỘI KHỎE PHÙ ĐỔNG CẤP TRƯỜNG NĂM HỌC 2023 - 2024 Nhằm hưởng ứng cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại” và thực hiện Kế ... Cập nhật lúc : 17 giờ 8 phút - Ngày 29 tháng 12 năm 2023
Xem chi tiết
LIÊN ĐỘI TRƯỜNG THCS YẾT KIÊU ĐI THĂM VÀ TẶNG QUÀ GIA ĐÌNH CÓ CÔNG CÁCH MẠNG NHÂN KỶ NIỆM 78 NGÀY THÀNH LẬP QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM (22/12/1944 – 22/12/2023) Từ bao đời nay dân tộc ... Cập nhật lúc : 16 giờ 59 phút - Ngày 29 tháng 12 năm 2023
Xem chi tiết
HỌC SINH TRƯỜNG THCS YẾT KIÊU CHĂM SÓC DI TÍCH LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG Thực hiện phong trào ”Đền ơn đáp nghĩa”, "Uống nước nhớ nguồn", Chào mừng 79 năm ngày thành lập QĐND Việ ... Cập nhật lúc : 16 giờ 50 phút - Ngày 29 tháng 12 năm 2023
Xem chi tiết
TRƯỜNG THCS YẾT KIÊU TỔ CHỨC GẶP MẶT NHÂN CHỨNG LỊCH SỬ NGHE NÓI CHUYỆN TRUYỀN THỐNG CHÀO MỪNG 79 NĂM NGÀY THÀNH LẬP QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM (22/12/1944 - 22/12/2023), 34 NĂM NGÀY ... Cập nhật lúc : 14 giờ 41 phút - Ngày 11 tháng 12 năm 2023
Xem chi tiết
TRƯỜNG THCS YẾT KIÊU TỔ CHỨC 41 NĂM NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM (20/22/1982 – 20/11/2023) Hòa chung trong không khí hân hoan của thầy và trò cả nước chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20 ... Cập nhật lúc : 10 giờ 36 phút - Ngày 25 tháng 11 năm 2023
Xem chi tiết
Công đoàn Trường THCS Yết Kiêu tổ chức hoạt động chào mừng ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10/2023 Hoà cùng với khí thế thi đua sôi nổi của chị em phụ nữ trong cả nước Kỷ niệm 93 năm Ngày thàn ... Cập nhật lúc : 16 giờ 21 phút - Ngày 20 tháng 10 năm 2023
Xem chi tiết
TRƯỜNG THCS YẾT KIÊU TỔ CHỨC HỘI NGHỊ CÁN BỘ, VIÊN CHỨC NĂM HỌC 2023 – 2024 Thực hiện hướng dẫn số 05/ HD – LĐLĐ ngày 29/12/2022 của Liên đoàn lao động huyện Gia Lộc về việc ... Cập nhật lúc : 7 giờ 46 phút - Ngày 14 tháng 10 năm 2023
Xem chi tiết
1234567891011121314151617181920...
DANH MỤC
ĐỀ THI, CHUYÊN ĐỀ
Bộ đề thi HSG K7 T-NV-A năm học 2012-2013
Bộ đề thi KS HSG K 6,7,8 Trường YK năm học 2012-2013
Bộ đề thi HSG K9 trường YK năm học 2012-2013
Chế độ cho điểm tối thiểu năm học 2012 - 2013.
Kế hoạch tổ chức Hội thảo“Đổi mới kiểm tra đánh thông qua biên soạn đề kiểm tra, xây dựng thư viện câu hỏi, bài tập môn Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý trong trường THCS và THPT” của Sở GD.gữ văn, Lịch sử, Địa lý trong trường THCS” của Phòng GD.
Đề thi HSG môn Toán năm học 2012-2013 của Thành phố
Đề thi HSG môn Anh năm học 2012-2013 của Thành phố
Một số phương pháp dạy học tích cực.
Những điểm mới trong Thông tư 58 so với Quy chế 40 và Thông tư 51 về kiểm tra đánh giá học sinh.
VĂN BẢN CỦA NHÀ TRƯỜNG