PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO GIA LỘC
TRƯỜNG THCS YẾT KIÊU
Video hướng dẫn Đăng nhập

BÀI VIẾT TUYÊN TRUYỀN GIỚI THIỆU SÁCH

CHÀO MỪNG NGÀY THÀNH LẬP QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VN 22/12

THƯ VIỆN TRƯỜNG THCS YẾT KIÊU XIN TRÂN TRỌNG GIỚI THIỆU NHỮNG CUỐN SÁCH VỚI CHỦ ĐỀ:

 “ HÀNH QUÂN THEO BƯỚC CHÂN ANH BỘ ĐỘI CỤ HỒ”

Kính thưa các thầy cô giáo cùng toàn thể các em học sinh thân mến!  

Nhân dịp kỷ niệm 71 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22/12 thư viện trường THCS Yết Kiêu xin trân trọng giới thiệu với các quý thầy cô cùng toàn thể các em trong trường những cuốn sách viết về một thời chiến tranh khói lửa, về những con người đã anh dũng chiến đấu, hi sinh vì độc lập, tự do của tổ quốc. Những con người đã trở thành hình tượng của đất nước và được Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt tên “Quân đội nhân dân Việt Nam” với ý nghĩa “từ nhân dân mà ra, vì nhân dân phục vụ”. Và mỗi năm, cứ đến ngày 22/12, toàn dân Việt Nam lại tiến hành các hoạt động hướng vào chủ đề quốc phòng và quân đội, nhằm tuyên truyền sâu rộng truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc và phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ, giáo dục lòng yêu nước, động viên mọi công dân chăm lo củng cố quốc phòng, xây dựng quân đội, bảo vệ Tổ quốc. Các hoạt động như mít tinh, hội thảo, hội nghị đoàn kết quân dân, giáo dục truyền thống, biểu diễn văn nghệ, đại hội thanh niên, thi đấu thể thao, hội thao quân sự,... được diễn ra ở khắp làng, xã, cơ quan đoàn thể, cơ sở đơn vị... Để cùng hưởng ứng các phong trào đó trong buổi giới thiệu sách ngày hôm nay  thư viện nhà trường sẽ giới thiệu tới toàn thể các thầy cô giáo và các em học sinh những cuốn sách viết trong thời kỳ kháng chiến giúp chúng ta ôn lại những trang vàng lịch sử, truyền thống vẻ vang, những chiến công oanh liệt của Quân đội và nhân dân ta. Đó là những cuốn sách:

1. Cuốn sách “Theo Bác đi chiến dịch” của tác giả Ngọc Châu được NXB trẻ, NXBQĐND ấn hành năm 2001, cuốn sách dày 205 trang, khổ 20cm.

  1. Cuốn sách “ Hồ Chí Minh khí phách của lịch sử” , biên tập Hồ Phương Lan do nhà xuất bản Lao Động ấn hành năm 2007, cuốn sách dày 548 trang, khổ 27 cm.
  2. Cuốn sách “Một thời thanh niên xung phong giải phóng Miền Nam”,  biên tập Hoàng Tân do nhà xuất bản Văn Hóa Sài Gòn ấn hành năm 2009, cuốn sách dày 262 trang, khổ 28cm.
  3. Cuốn sách “Mãi mãi tuổi hai mươi” – cuốn nhật ký thời chiến của Liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc – do Nhà xuất bản Thanh Niên ấn hành, cuốn sách dày 295 trang, khổ 19cm.
  4. Và cuốn “Cái đẹp trong thơ kháng chiến Việt Nam 1954 - 1975” của tác giả Nguyễn Huy Thông, do NXB Giáo Dục ấn hành năm 2000, cuốn sách dày 683 trang, khổ 20,5cm.

Để cho chúng ta được sống trong bầu trời hoà bình, có cuộc sống ấm no, tự do độc lập như ngày hôm nay, thì chúng ta không thể nào quên những công lao to lớn mà Đảng và Bác Hồ kính yêu đã dành cho chúng ta. Đất nước ta có thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu, tiến kịp các nước phát triển trên thế giới, trước tiên phải phụ thuộc vào sự lãnh đạo tài tình của Đảng- đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh và sự nỗ lực của mọi tầng lớp nhân dân lao động. Cuốn sách “Theo Bác đi chiến dịch”, ngay trang bìa là một bức ảnh ghi lại hình ảnh Bác Hồ cùng với các chiến sĩ đang lội qua suối, Bác hiện lên chân thực với bộ quần áo giản dị chiếc mũ cối và cây gậy làm bạn đồng hành. Mỗi khi đọc các câu chuyện trong cuốn sách, chúng ta sẽ nhiều lần gặp hình ảnh mộc mạc, thân thương của vị cha già dân tộc. Tuy gian khổ, khó khăn nhưng “Người chiến sĩ già” ấy vẫn bước đi hiên ngang, rắn rỏi và luôn nở nụ cười hào hứng, lạc quan đầy sức mạnh.

“Theo Bác đi chiến dịch” là nhan đề đồng thời cũng là tên một câu chuyện trong cuốn sách. Đọc truyện chúng ta một lần nữa sẽ không khỏi xúc động tự hào về vị lãnh tụ vô cùng kính yêu về những chiến sĩ bộ đội theo Bác đi chiến dịch cũng như các chiến sĩ chiến đấu trên mặt trận. Bác đã cùng các chiến sĩ đi bộ nhiều ngày trong rừng vượt qua biết bao quả đồi, con suối…Mưa, gió, gian khổ, khó khăn, nhưng có Bác luôn luôn ở bên động viên, khích lệ các chiến sĩ của chúng ta đã dũng cảm vượt qua, vững bước tiến lên. Ngoài những câu chuyện kể trên chúng ta con được thấy rất nhiều sự quan tâm, chỉ bảo tận tình của Người đối với các chiến sĩ ở những câu chuyện khác trong cuốn như: “Gặp đồng chí già ở Tân Trào”, “Giữa rừng Chân Mống”, “ Giữ cho gương sáng”,…Cuốn sách tuy nhỏ số lượng truyện tuy không nhiều nhưng “Theo Bác đi chiến dịch”, đã làm toát lên hình tượng đẹp đẽ về “ Bộ Đội Cụ Hồ”. Đặc biệt là một nhân cách lớn, một trí tuệ lớn, một tấm gương lớn của Chủ Tịch Hồ Chí Minh đối với quân đội nhân dân Việt Nam nói riêng và đối với dân tộc Việt Nam nói chung.

Và hình tượng của Bác như một ngon đuốc sáng đẫn dắt bao thế hệ thanh niên dũng cảm xông pha ra riền tuyến đấu tranh vì độc lập dân tộc, trở thành những anh bộ đội cụ Hồ. Những hi sinh, gian khổ mà họ trải qua trong chiến tranh; những ý chí, nghị lực, sự kiên cường, dũng cảm chiến thắng kẻ thù xâm lược của những anh bộ đội Cụ Hồ là dấu ấn sâu đậm, mốc son chói lọi trong lịch sử nước nhà. Cuộc đời và sự nghiệp của Người đã gắn liền với cả một giai đoạn lịch sử của Đảng và Dân tộc ta. Và cũng từ đó Nhà XB Lao Động – chi nhánh phía Nam đã biên soạn cuốn sách “ Hồ Chí Minh khí phách của lịch sử”,  cuốn sách có ý nghĩa chính trị tốt,  rất bổ ích cho thế hệ trẻ và cho tất cả chúng ta, những người đang làm chủ vận mệnh của đất nước Việt Nam hôm nay. Khí phách của tư tưởng Hồ Chí Minh là khí phách hào hùng của một dân tộc được minh chứng qua từng giai đoạn của lịch sử. Cuộc đời và sự nghiệp của Người đã có những cống hiến vô cùng to lớn đối với cách mạng Việt Nam và thế giới, góp phần quan trọng vào lịch sử phong trào Cộng sản và công nhân, phong trào giải  phóng dân tộc trên Thế giới. Cuốn sách này là sự tuyển chọn trên phạm vi rộng về Chủ Tich Hồ Chí Minh bao gồm cả trước tác của Chủ tịch và công trình nghiên cứu, các bài viết về Người. Các trước tác của Người là những bài phỏng vấn báo chí và những bức thư của Người với cương vị là nhà tổ chức, lãnh đạo Đảng , Nhà nước ta. Phần Viết về Người được tuyển chọn bao gồm những công trình và bài nghiên cứu về cuộc đời, sự nghiệp, tư tưởng của Hồ Chí Minh cả về phương diện nhà hoạt động chính trị. Cả cuốn sách là cái nhìn tổng quát về mọi phương diện hoạt động và con người Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại. Cuốn sách gồm III phần:

Phần I nói về quá trình hình thành, phát triển và nguồn gốc tư tưởng Hồ Chí Minh. Phần này gồm 2 chương, chương 1 là quá trình hình thành, phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh. Chương 2 nói về nguồn gốc tư tưởng Hồ Chí Minh.

Phần II là nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh. Phần này gồm 4 chương, mỗi chương sẽ nói rõ những luận điểm, tư tưởng về đường lối cách mạng, về quân sự, về dân tộc, về tôn giáo… trong đó còn có những bài viết, những dẫn chứng làm rõ hơn những tư tưởng của Người.

Phần III là tư tưởng Hồ Chí Minh với thời đại, xây dựng nhà nước pháp quyền.

Phần IV gồm những lá thư và các bài phỏng vấn của Chủ tịch Hồ Chí Minh với cương vị là nhà tổ chức, lãnh đạo Đảng , Nhà nước ta.

Cuốn sách này là một tài liệu tham khảo vô cùng quý báu cho mọi độc giả, giúp cho mỗi chúng ta thực hiện tốt hơn cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” của Đảng và Nhà nước ta.

Và cũng từ tấm gương của Bác, bao thế hệ thanh niên, bao con người Việt Nam đã hăng hái tham gia vào cuộc chiến tranh giành độc lập. Trong số đó chúng ta không thể không nhớ đến công lao của những chiến sĩ Thanh niên xung phong. Với khẩu hiệu “Phục vụ quên mình, anh dũng xung phong, lập công vẻ vang”,  họ đã chiến đấu hết mình vì Tổ Quốc. Khẩu hiệu đó cũng là lời mở đầu cho cuốn sách “Một thời thanh niên xung phong giải phóng Miền Nam”, cuốn sách dày 262 trang sẽ giúp bạn đọc hiễu rõ hơn về sự hình thành và phát triển của Đội thanh niên xung phong mà khởi nguồn là Tổng đội thanh niên xung phong giải phóng Miền nam. Cuốn sách gồm 7 chương, chương I, chương II nói về sự ra đời, các hoạt động và thành tựu đạt được của Đội thanh niên xung phong. Ở chương III là những câu chuyện thực về những chiến sĩ thanh niên xung phong, những con người dũng cảm  như Chiến sĩ Đoàn Thị Liên – người anh hùng hết lòng vì đồng đội, người đã được Chủ tịch Trần Đức Lương kí quyết định tặng thưởng danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân” và chúng ta còn biết đến chị qua bài hát “Đoàn Thị Liên – tôi hát tặng em” của nhạc sĩ Thanh Trúc, chị được nhắc đến với câu nói bất hủ “Thà hi sinh chứ không để thương binh bị thương lần thứ hai” câu nói đó đã trở thành lời thề khắp các mặt trận, trở thành truyền thống của các đơn vị Thanh niên xung phong Giải phóng Miền nam. Chị đã hi sinh trong trận đánh ác liệt với quân Mỹ ngày 10/7/1966 khi chị đã dùng thân mình nằm ngang miệng hầm để che chắn đạn cho thương binh. Rồi sự hi sinh anh dũng của 10 cô gái Thanh niên xung phong tại Ngã 3 Đồng Lộc và biết bao sự hi sinh khác nữa… trong chương 3 này bạn đọc sẽ thấy rõ hơn sự khốc liệt của chiến tranh và sự anh dũng của mỗi chiến sĩ thanh niên xung phong mà có những chiến sĩ mới chỉ 15 – 17 tuổi. Chương IV là một số hoạt động truyền thống của Đội Thanh niên xung phong. Chương V là những sáng tác về Thanh niên xung phong, gồm các bài hát, bài thơ, những bức kí họa, tranh ảnh về những con người anh dũng đó. Chương VI nói về thanh niên xung phong ngày nay. Chương VII là phần phụ lục với đôi điều về tổ chức và hoạt động của Đội Thanh niên xung phong, những thông báo, quyết định của Chính phủ vè chính sách đối với những chiến sĩ Thanh niên xung phong.

Những chiến thắng hiển hách của dân tộc Việt Nam ta trong các cuộc đấu tranh giành độc lập ngoài sự góp phần của những chiến sĩ Thanh Niên xung phong anh dũng còn có sự hi sinh của những Anh bộ đội cụ Hồ, đó là những chiến sĩ Việt Nam anh hùng. Khi viết về những người chiến sỹ ấy nhà thơ Lê Anh Xuân đã từng viết:

…“Anh tên gì hỡi Anh yêu quý

Anh vẫn đứng lặng im như bức thành đồng

Như đôi dép dưới chân Anh giẫm lên bao xác Mỹ

Mà vẫn một màu bình dị, sáng trong

Không một tấm hình, không một dòng địa chỉ

Anh chẳng để lại gì cho riêng Anh trước lúc lên đường

Chỉ để lại cái dáng đứng Việt Nam tạc vào thế kỷ”…

Chúng ta sẽ bắt gặp hình ảnh thân thương của những anh Bộ Đội Cụ Hồ ấy trong cuốn sách "Mãi mãi tuổi hai mươi" – cuốn sách đã làm rung động trái tim của rất nhiều độc giả,  ở mọi lứa tuổi. Cuốn sách mang một cái tên rất trẻ, tràn đầy sức sống: "Mãi mãi tuổi hai mươi". Đây là cuốn nhật ký của liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc sinh năm 1952 và mất năm 1972, có thể nói sau cuốn “Nhật ký Đặng Thùy Trâm”, là cuốn sách đã được dựng lên thành phim, thì cuốn nhật ký này cũng có thể xem là một cuốn sách gối đầu giường của thế hệ trẻ chúng ta hiện nay.

Tác giả của cuốn  sách này là một người con của Hà Nội. Khi anh bước chân vào ngưỡng cửa Đại học là khi cuộc chiến tranh Việt Nam đang thời kì căng thẳng, ác liệt nhất. Anh học giỏi cả văn và toán,. ở Trung học, anh đoạt giải nhất thi học sinh giỏi văn toàn miền Bắc. Ở Đại học, anh là sinh viên xuất sắc của khoa Toán - Cơ, Đại học Tổng hợp Hà Nội. Anh có thể được chọn một con đường khác vào đời. Nhưng anh và cả thế hệ anh, năm tháng ấy đã cởi áo sinh viên để khoác lên mình áo lính.Và anh, một thanh niên thế hệ Hồ Chí Minh, đã chấp nhận và dấn thân, dấn thân không theo nghĩa hiện sinh mà theo nghĩa yêu nước “Nước còn giặc còn đi đánh giặc, đánh đến cùng mới thôi”.

 

Và người con của Hà Nội ấy đã vĩnh viễn nằm xuống mảnh đất Quảng Trị 43 năm về trước. Hôm nay, sau 40 năm ngày chiến tranh khép lại, các em đang có trên tay mình những tâm tình của anh qua cuốn sổ nhật kí quân ngũ anh ghi trong quãng thời gian  huấn luyện tân binh. Từng trang nhật ký mở ra, người đọc như được thấy tái hiện ngay trước mắt mình là chiến trường khốc liệt, với những kỷ niệm vui buồn của cuộc đời người lính, với từng khoảnh khắc sinh tử khó phai mờ. Dưới cái nhìn tinh tế, giàu cảm xúc của người lính trẻ, bạn đọc sẽ cảm nhận được sâu sắc tình quân dân nồng ấm, anh bộ đội cụ Hồ luôn được nhân dân tin yêu; cảm nhận được tình đồng chí keo sơn, gắn bó của các chiến sĩ trên đường chiến đấu,...Bên cạnh những kỉ niệm ấm áp đó, người lính trẻ cũng thật đau đớn, chua xót khi phải chứng kiến sự tàn phá khốc liệt của chiến tranh: "Làng xóm chìm trong tang tóc và bóng đêm", nhân dân nghèo đói; chứng kiến sự hi sinh, mất mát của đồng đội mình. Tất cả, đã để lại trong lòng người chiến sĩ trẻ những dấu ấn sâu đậm, để thôi thúc, để thổi bùng ý chí quyết tâm chiến đấu với kẻ thù xâm lược.

Mặc dù chỉ có mười tháng tuổi quân, nhưng dọc đường hành quân ra trận, khắc phục biết bao gian khổ, hi sinh, Thạc vẫn làm tốt nhiệm vụ của người chiến sĩ, vừa tích cực ghi chép những sự kiện, những cảm nghĩ về Đời, về Người trong những năm tháng hào hùng của cuộc chiến đấu chống Mĩ cứu nước đang trong giai đoạn ác liệt tiến đến thắng lợi hoàn toàn. Và Anh đã hy sinh khi tuổi đời mới 20, ta vẫn nhớ mãi câu nói của Anh trước khi ra đi, Anh vẫn nói với đồng đội: “Chỉ tiếc là không còn chiến đấu được nữa…bao dự định còn dang dở”.  Tấm gương của liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc và những người cùng thế hệ các Anh mãi mãi là những chàng trai không có tuổi già, mãi mãi tuổi thanh xuân, họ là những tấm gương để các thế hệ noi theo, đặc biệt là thế hệ trẻ chúng ta, các em đang ngồi trên ghế nhà trường, các em hãy phấn đấu hoàn thành những tâm nguyện, những dự định còn dang dở mà Nguyễn Văn Thạc chưa làm được. Và các Anh là minh chứng cho Quân đội nhân dân Việt Nam anh dũng, dân tộc Việt Nam anh hùng.

Hình ảnh những con người ấy vô cùng đẹp, cái đẹp ấy đã đi vào thơ văn Việt Nam nhất là thơ văn thời kỳ kháng chiến. Và cuốn “Cái đẹp trong thơ kháng chiến Việt Nam 1954 - 1975” của tác giả Nguyễn Huy Thông đã thể hiện rõ nét cái đẹp đó, nét đẹp của sự kết hợp hài hòa giữa cái đẹp với cái cao cả, cái hùng, cái bi của một thời kỳ kháng chiến. Cái đẹp lồng trong cái kỳ vĩ của non sông Việt Nam:

… “ Việt Nam đất nước ta ơi

Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn

Cánh cò bay lả dập dờn

Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều”…

(Bài thơ Hắc Hải – Nguyễn Đình Thi)

Hay cái đẹp nằm trong sự hi sinh xương máu:

… “Áo bào thay chiếu anh về đất

Sông Mã gầm lên khúc độc hành”…

(Tây Tiến – Quang Dũng)

          Nhưng vượt lên mọi hi sinh, mất mát và mọi nỗi đau khổ trong chiến tranh, tâm hồn những con người ấy vẫn mang một nét vui tươi dí dỏm:

Cảnh rừng Việt Bắc thật là hay,

Vượn hót chim kêu suốt cả ngày.

Khách đến thì mời ngô nếp nướng,

Săn về thường chén thịt rừng quay.

Non xanh nước biếc tha hồ dạo,

Rựu ngọt, chè tươi mắc sức say.

Kháng chiến thành công ta trở lại,

Trăng xưa, hạc cũ với  xuân này.”

(Cảnh rừng Việt bắc – Hồ Chí Minh)

Những bài thơ kháng chiến mang đậm tình yêu vô hạn với quê hương, đất nước, gắn bó sâu sắc với nhân dân, cách mạng. Những tác phẩm đó sẽ là những tài sản văn hóa còn mãi với dân tộc. Khi các bạn đọc tìm hiều cuốn sách “Cái đẹp trong thơ kháng chiến Việt Nam 1954 - 1975” của tác giả Nguyễn Huy Thông, các bạn sẽ thấy hết giá trị thẩm mỹ của thơ văn kháng chiến. Vượt lên mọi đau khổ trong khói bom đạn lửa, họ vẫn làm nên những tác phẩm có sức lay động hàng triệu trái tim, làm nên một đất nước mà “Mỗi con người là một nhà thơ” như nhiều thi sĩ nổi tiếng nước ngoài đã nhận xét.

Hướng tới kỉ niệm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22/12, mỗi người chúng ta, nhất là thế hệ trẻ hãy ra sức phấn đấu, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng đất nước giàu mạnh và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam yêu quý.

Những cuốn sách mà tôi vừa giới thiệu sẽ là những cuốn sách thật ý nghĩa, là tư liệu quý giá mà thư viện trường THPT Yết Kiêu muốn gửi đến độc giả. Sách hiện có ở thư viện trường chúng ta. Thư viện THPT Yết kiêu luôn sẵn sàng phục vụ bạn đọc!

Buổi giới thiệu sách đến đây là hết, cuối cùng tôi xin chúc toàn thể các thầy giáo, cô giáo cùng toàn thể các em học sinh sang tuần mới thi đua: “Dạy thật tốt, học thật tốt”.

                                                                    Yết Kiêu, ngày 09 tháng 12 năm 2015

 

Người giới thiệu                                                            HIỆU TRƯỞNG

CBPTTV                                                                                 

 

 

 

 

    Nguyễn Thị Thúy Hà                                                                                         


BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Thực hiện kế hoạch nhiệm vụ năm học 2023 - 2024 của trường THCS Yết Kiêu, nhằm đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật và các giải pháp đảm bảo an toàn giao thông, an ni ... Cập nhật lúc : 11 giờ 16 phút - Ngày 30 tháng 1 năm 2024
Xem chi tiết
Chương trình giao lưu văn nghệ với Trung tâm hướng nghiệp dạy nghề hỗ trợ trẻ thiệt thòi cho người khuyết tật Việt Nam của trường THCS Yết Kiêu Thực hiện Công số 309/PGDĐT ngày 07/12/2 ... Cập nhật lúc : 16 giờ 45 phút - Ngày 22 tháng 1 năm 2024
Xem chi tiết
TRƯỜNG THCS YẾT KIÊU CHỨC HỘI KHỎE PHÙ ĐỔNG CẤP TRƯỜNG NĂM HỌC 2023 - 2024 Nhằm hưởng ứng cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại” và thực hiện Kế ... Cập nhật lúc : 17 giờ 8 phút - Ngày 29 tháng 12 năm 2023
Xem chi tiết
LIÊN ĐỘI TRƯỜNG THCS YẾT KIÊU ĐI THĂM VÀ TẶNG QUÀ GIA ĐÌNH CÓ CÔNG CÁCH MẠNG NHÂN KỶ NIỆM 78 NGÀY THÀNH LẬP QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM (22/12/1944 – 22/12/2023) Từ bao đời nay dân tộc ... Cập nhật lúc : 16 giờ 59 phút - Ngày 29 tháng 12 năm 2023
Xem chi tiết
HỌC SINH TRƯỜNG THCS YẾT KIÊU CHĂM SÓC DI TÍCH LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG Thực hiện phong trào ”Đền ơn đáp nghĩa”, "Uống nước nhớ nguồn", Chào mừng 79 năm ngày thành lập QĐND Việ ... Cập nhật lúc : 16 giờ 50 phút - Ngày 29 tháng 12 năm 2023
Xem chi tiết
TRƯỜNG THCS YẾT KIÊU TỔ CHỨC GẶP MẶT NHÂN CHỨNG LỊCH SỬ NGHE NÓI CHUYỆN TRUYỀN THỐNG CHÀO MỪNG 79 NĂM NGÀY THÀNH LẬP QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM (22/12/1944 - 22/12/2023), 34 NĂM NGÀY ... Cập nhật lúc : 14 giờ 41 phút - Ngày 11 tháng 12 năm 2023
Xem chi tiết
TRƯỜNG THCS YẾT KIÊU TỔ CHỨC 41 NĂM NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM (20/22/1982 – 20/11/2023) Hòa chung trong không khí hân hoan của thầy và trò cả nước chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20 ... Cập nhật lúc : 10 giờ 36 phút - Ngày 25 tháng 11 năm 2023
Xem chi tiết
Công đoàn Trường THCS Yết Kiêu tổ chức hoạt động chào mừng ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10/2023 Hoà cùng với khí thế thi đua sôi nổi của chị em phụ nữ trong cả nước Kỷ niệm 93 năm Ngày thàn ... Cập nhật lúc : 16 giờ 21 phút - Ngày 20 tháng 10 năm 2023
Xem chi tiết
TRƯỜNG THCS YẾT KIÊU TỔ CHỨC HỘI NGHỊ CÁN BỘ, VIÊN CHỨC NĂM HỌC 2023 – 2024 Thực hiện hướng dẫn số 05/ HD – LĐLĐ ngày 29/12/2022 của Liên đoàn lao động huyện Gia Lộc về việc ... Cập nhật lúc : 7 giờ 46 phút - Ngày 14 tháng 10 năm 2023
Xem chi tiết
TUYÊN TRUYỀN ATGT, ĐẢM BẢO ANTT VÀ BẢO VỆ TÀI SẢN ĐƯỜNG Ô TÔ CAO TỐC HÀ NỘI – HẢI PHÒNG NĂM HỌC 2023 -2024 Sáng ngày 09/10/2023, tại trường THCS Yết Kiêu, Ban giám hiệu nhà trường đã phối ... Cập nhật lúc : 10 giờ 47 phút - Ngày 10 tháng 10 năm 2023
Xem chi tiết
1234567891011121314151617181920...
DANH MỤC
ĐỀ THI, CHUYÊN ĐỀ
Bộ đề thi HSG K7 T-NV-A năm học 2012-2013
Bộ đề thi KS HSG K 6,7,8 Trường YK năm học 2012-2013
Bộ đề thi HSG K9 trường YK năm học 2012-2013
Chế độ cho điểm tối thiểu năm học 2012 - 2013.
Kế hoạch tổ chức Hội thảo“Đổi mới kiểm tra đánh thông qua biên soạn đề kiểm tra, xây dựng thư viện câu hỏi, bài tập môn Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý trong trường THCS và THPT” của Sở GD.gữ văn, Lịch sử, Địa lý trong trường THCS” của Phòng GD.
Đề thi HSG môn Toán năm học 2012-2013 của Thành phố
Đề thi HSG môn Anh năm học 2012-2013 của Thành phố
Một số phương pháp dạy học tích cực.
Những điểm mới trong Thông tư 58 so với Quy chế 40 và Thông tư 51 về kiểm tra đánh giá học sinh.
VĂN BẢN CỦA NHÀ TRƯỜNG