PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO GIA LỘC
TRƯỜNG THCS YẾT KIÊU
Video hướng dẫn Đăng nhập

         

                                    Bài tuyên truyền về ngày 201/11


            Ngày 20/11 hàng năm, từ lâu đã trở thành ngày lễ “tôn sư trọng đạo”, tôn vinh những người thầy, người cô đã và đang đứng trên bục giảng, truyền đạt tri thức và đạo làm người cho bao lớp học trò nối tiếp nhau.Việt Nam có nhiều ngày lễ, tết mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống, trong đó mỗi ngành, nghề hay một tổ chức chính trị, xã hội cũng thường có một ngày kỷ niệm của riêng mình. Nhưng trong các ngày lễ, tết (hiện đại), Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 có một lịch sử khá đặc biệt vừa có tính chất quốc tế, vừa có tính chất dân tộc, vừa mang đặc trưng của các nhà giáo, của ngành Giáo dục nhưng cũng là ngày hội của toàn dân.
           Dân tộc Việt Nam vốn có truyền thống “tôn sư trọng đạo”. Đó là truyền thống tộc ta đẹp của dân tộc ta từ ngàn đời nay. Người xưa từng răn day: “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư” nghĩa là một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy. Điều đó cho thấy người xưa luôn coi trọng tình cảm và công lao của thầy dù người đó dạy ta 1 chữ, nửa chữ hay dạy ta trong một thời gian dài thì đều có ơn và đều được coi là thầy ta. Chính vì thế mà dân gian có câu “mồng một lễ cha, mồng lễ mẹ, mồng ba lễ thầy”. Thời phong kiến vị trí của người thầy đặc biệt quan trọng, thầy được coi như cha mẹ và khi thầy ốm đau hay qua đời thì trò cũng có tránh nhiệm lo tang ma như một người con.

Tục ngữ có câu “không thầy đó mày làm nên” hay Nguyên Trãi – danh nhân văn hóa thế giới từng nói “nên thầy nên thợ vì có học” .đó là câu nói được các nhà trường sử dụng, treo trang trọng tại phòng họp hay trong lớp học. Câu nói ấy nhằm nhắc nhở mọi người về vai trò của việc học và tầm quan trọng của người thầy, dù bạn có là thầy, hay làm thợ thì bạn đều phải học và có thầy cô dạy dỗ thì bạn mới có thể học được. Lịch sử Việt Nam mãi mãi biết ơn và tôn vinh những bậc vĩ nhân của dân tộc như Hồ Chí Minh, Nguyễn Du, Nguyễn Trãi…họ đã làm vẻ vang lịch sử dân tộc, hay những thiên tài của thế giới họ không thể tự nhiên mà giỏi giang, làm nên sự nghiệp cao cả mà họ đều phải học và trong cuộc đời họ phải có những người thầy.

          Dân tộc Việt Nam từ xưa đến nay vốn có truyền thống hiếu học, “tôn sư trọng đạo”. Tục ngữ ca dao Việt Nam có câu: “Muốn sang thì bắt cầu kiều. Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy!”. Không có một vị anh hùng, một lãnh tụ thiên tài nào mà lại không nhận được sự dạy dỗ, dìu dắt của thầy giáo, cô giáo. Yêu mến, biết ơn và kính trọng thầy cô giáo là đức tính tốt đẹp của người dân Việt Nam.

          Suốt mấy nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ nước, truyền thống tôn sư trọng đạo ấy luôn là ngọn đuốc trí tuệ, soi sáng con đường học vấn của dân tộc ta. Chúng ta có thể thấy thấp thoáng trong từng trang sử dân tộc hình ảnh người học trò nghèo đêm đêm bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng làm đèn để đọc sách, hình ảnh những người vợ, người mẹ tần tảo sớm hôm lo cho chồng, cho con nấu sử sôi kinh, và đặc biệt là những lớp học xưa với hình ảnh ông đồ ngồi dạy học. Người thầy được tôn vinh bởi người thầy không chỉ là người dạy chữ thánh hiền mà còn là người tượng trưng cho những gì chuẩn mực nhất, cao đẹp nhất. Trong lịch sử dân tộc ta đã có biết bao người thầy như thế: đó là người thầy Sư Vạn Hạnh – người đã có công nuôi dạy và dìu dắt Lý Công Uẩn trở thành một vị vua anh minh lỗi lạc. Chính Lý Công Uẩn là người đã ra chiếu rời đô đến đất Thăng Long và mở ra một kỉ nguyên phát triển phồn hoa của dân tộc Việt Nam. Không những vậy, ông còn là người đã đặt nền móng đầu tiên cho công cuộc giáo dục của đất nước Đại Việt bằng cách lập nên Quốc Tử Giám, trường học đầu tiên dành cho con cháu quý tộc năm 1070. Đó là thầy giáo Chu Văn An (1292 – 1370) – người dạy học cho thái tử, cũng là người đã dâng “Thất trảm sớ” xin vua chém lũ gian thần rồi cáo quan về quê sống cuộc đời thanh bạch. Đó là cụ đồ Nguyễn Đình Chiểu (1822 – 1888), người vừa dạy học vừa bốc thuốc chữa bệnh cho dân, đồng thời cũng là nhà thơ lớn – tác giả của nhiều bài thơ, văn bất hủ tràn đầy nhiệt huyết và thấm đẫm tấm lòng yêu nước thương dân. Đó là các bậc thầy cao quý như Nguyễn Bỉnh Khiêm, Lê Quý Đôn, Võ Trường Toản, Nguyễn Tất Thành – Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp, Dương Quảng Hàm, Nguyễn Lân.... Những người thầy như vậy và biết bao người thầy khác đã mang lại vinh quang cho đất nước và là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam.

          Ngày 20/11 hàng năm chính là dịp để mỗi người trong chúng ta cùng nhau gặp gỡ, ôn lại truyền thống và tôn vinh những người thầy, người cô đã và đang đứng trên bục giảng truyền đạt tri thức và đạo làm người cho biết bao thế hệ học trò nối tiếp nhau.

          Lịch sử ngày nhà giáo Việt Nam khởi đầu bằng một sự kiện lịch sử. Đó là vào tháng 8 năm 1957, Hội nghị quốc tế các nhà giáo họp tại VacSaVa (Ba Lan) đã thông qua bản “Hiến chương các nhà giáo” và quyết định lấy ngày 20 tháng 11 hàng năm là ngày “Quốc tế Hiến chương các nhà giáo”.

          Nghị quyết của hội nghị được phổ biến nhanh chóng đến tất cả các trường học, các cơ quan quản lí giáo dục miền Bắc và đồng bào, giáo giới, học sinh miền Nam. Ngày 20/11/1958, ngày quốc tế  Hiến chương các nhà giáo lần đầu tiên được tổ chức tại miền Bắc nước ta.

          Sau khi ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, được sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, được sự cổ vũ của các tầng lớp nhân dân, các bậc cha mẹ học sinh, ngày 20/11 hằng năm đã được tiến hành trên cả nước. Ngày 20-11 dần khắc sâu vào tình cảm, trí nhớ của mọi người thành hành động chủ động, tự giác của mọi tầng lớp nhân dân được tổ chức đều đặn hàng năm, mặc dù từ lâu trên thế giới không tổ chức ngày quốc tế Hiến chương các nhà giáo nữa.

          Ngày 28/09/1982, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ra quyết định số 167-HĐBT lấy ngày 20-11 hàng năm làm ngày nhà giáo Việt Nam dựa trên cơ sở thực tế của những ngày 20-11 trong những năm học vừa qua. Quyết định này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước về vị trí vai trò của nhà giáo trong sự nghiệp đào tạo lớp người mới xây dựng xã hội chủ nghĩa và bảo vệ tổ quốc.

          Trong bối cảnh đất nước đang bước vào Hội nhập, đẩy mạnh CNH-HĐH như hiện nay, các nhà giáo cần phải không ngừng phát huy vai trò của mình hơn nữa, không ngừng học tập nâng cao trình độ nghiệp vụ, chuyên môn, trau dồi đạo đức chính trị. Nước nhà có được phồn vinh sánh vai với các cường quốc năm châu hay không phần lớn nhờ công lao đào tạo thế hệ trẻ của các thầy, các cô. Nhân kỷ niệm Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11, chúng ta bày tỏ lòng biết ơn vô hạn và chúc sức khoẻ quý thầy cô giáo; ra sức học tập, rèn luyện góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; tô điểm thêm truyền thống tốt đẹp, cao quý của dân tộc Việt Nam “tôn sư trọng đạo”./.

           Người viết tuyên truyền

 

 

           Nguyễn Thị Diệu Nga

 

            Yết Kiêu, ngày 01 tháng 11 năm 2015

                                 Hiệu trưởng

                                      ( Đã kí)

 

                             Đỗ Thị Thúy Hằng

.

 


BÀI VIẾT LIÊN QUAN
TRƯỜNG THCS YẾT KIÊU TUYÊN TRUYỀN QUẢN LÝ, SỬ DỤNG PHÁO NỔ THEO NGHỊ ĐỊNH SỐ 137/2020/NĐ-CP CHO HS Sáng ngày 22/01/2024, Trường THCS Yết Kiêu đã tổ chức truyền thông về quản lý, ... Cập nhật lúc : 9 giờ 16 phút - Ngày 5 tháng 2 năm 2024
Xem chi tiết
Thực hiện kế hoạch nhiệm vụ năm học 2023 - 2024 của trường THCS Yết Kiêu, nhằm đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật và các giải pháp đảm bảo an toàn giao thông, an ni ... Cập nhật lúc : 11 giờ 16 phút - Ngày 30 tháng 1 năm 2024
Xem chi tiết
Chương trình giao lưu văn nghệ với Trung tâm hướng nghiệp dạy nghề hỗ trợ trẻ thiệt thòi cho người khuyết tật Việt Nam của trường THCS Yết Kiêu Thực hiện Công số 309/PGDĐT ngày 07/12/2 ... Cập nhật lúc : 16 giờ 45 phút - Ngày 22 tháng 1 năm 2024
Xem chi tiết
TRƯỜNG THCS YẾT KIÊU CHỨC HỘI KHỎE PHÙ ĐỔNG CẤP TRƯỜNG NĂM HỌC 2023 - 2024 Nhằm hưởng ứng cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại” và thực hiện Kế ... Cập nhật lúc : 17 giờ 8 phút - Ngày 29 tháng 12 năm 2023
Xem chi tiết
LIÊN ĐỘI TRƯỜNG THCS YẾT KIÊU ĐI THĂM VÀ TẶNG QUÀ GIA ĐÌNH CÓ CÔNG CÁCH MẠNG NHÂN KỶ NIỆM 78 NGÀY THÀNH LẬP QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM (22/12/1944 – 22/12/2023) Từ bao đời nay dân tộc ... Cập nhật lúc : 16 giờ 59 phút - Ngày 29 tháng 12 năm 2023
Xem chi tiết
HỌC SINH TRƯỜNG THCS YẾT KIÊU CHĂM SÓC DI TÍCH LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG Thực hiện phong trào ”Đền ơn đáp nghĩa”, "Uống nước nhớ nguồn", Chào mừng 79 năm ngày thành lập QĐND Việ ... Cập nhật lúc : 16 giờ 50 phút - Ngày 29 tháng 12 năm 2023
Xem chi tiết
TRƯỜNG THCS YẾT KIÊU TỔ CHỨC GẶP MẶT NHÂN CHỨNG LỊCH SỬ NGHE NÓI CHUYỆN TRUYỀN THỐNG CHÀO MỪNG 79 NĂM NGÀY THÀNH LẬP QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM (22/12/1944 - 22/12/2023), 34 NĂM NGÀY ... Cập nhật lúc : 14 giờ 41 phút - Ngày 11 tháng 12 năm 2023
Xem chi tiết
TRƯỜNG THCS YẾT KIÊU TỔ CHỨC 41 NĂM NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM (20/22/1982 – 20/11/2023) Hòa chung trong không khí hân hoan của thầy và trò cả nước chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20 ... Cập nhật lúc : 10 giờ 36 phút - Ngày 25 tháng 11 năm 2023
Xem chi tiết
Công đoàn Trường THCS Yết Kiêu tổ chức hoạt động chào mừng ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10/2023 Hoà cùng với khí thế thi đua sôi nổi của chị em phụ nữ trong cả nước Kỷ niệm 93 năm Ngày thàn ... Cập nhật lúc : 16 giờ 21 phút - Ngày 20 tháng 10 năm 2023
Xem chi tiết
TRƯỜNG THCS YẾT KIÊU TỔ CHỨC HỘI NGHỊ CÁN BỘ, VIÊN CHỨC NĂM HỌC 2023 – 2024 Thực hiện hướng dẫn số 05/ HD – LĐLĐ ngày 29/12/2022 của Liên đoàn lao động huyện Gia Lộc về việc ... Cập nhật lúc : 7 giờ 46 phút - Ngày 14 tháng 10 năm 2023
Xem chi tiết
1234567891011121314151617181920...
DANH MỤC
ĐỀ THI, CHUYÊN ĐỀ
Bộ đề thi HSG K7 T-NV-A năm học 2012-2013
Bộ đề thi KS HSG K 6,7,8 Trường YK năm học 2012-2013
Bộ đề thi HSG K9 trường YK năm học 2012-2013
Chế độ cho điểm tối thiểu năm học 2012 - 2013.
Kế hoạch tổ chức Hội thảo“Đổi mới kiểm tra đánh thông qua biên soạn đề kiểm tra, xây dựng thư viện câu hỏi, bài tập môn Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý trong trường THCS và THPT” của Sở GD.gữ văn, Lịch sử, Địa lý trong trường THCS” của Phòng GD.
Đề thi HSG môn Toán năm học 2012-2013 của Thành phố
Đề thi HSG môn Anh năm học 2012-2013 của Thành phố
Một số phương pháp dạy học tích cực.
Những điểm mới trong Thông tư 58 so với Quy chế 40 và Thông tư 51 về kiểm tra đánh giá học sinh.
VĂN BẢN CỦA NHÀ TRƯỜNG