PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO GIA LỘC
TRƯỜNG THCS YẾT KIÊU
Video hướng dẫn Đăng nhập

   UBND HUYỆN GIA LỘC               CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG THCS YẾT KIÊU                           Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

                              

SỐ: 01/ KHCLPT-YK- 09-15                  

 

 

CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN

GIAI ĐOẠN 2010 - 2015 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2020.

 

PHẦN I. MỞ ĐẦU.

 

Trường THCS Yết Kiêu được thành lập từ năm 1958 đến nay, tiền thân là trường cơ sở Yết kiêu, những năm vừa mới được thành lâpp trường thu hút học sinh thuộc 5 xã lân cận đến học đó là: Gia Hòa, Thống nhất, Trùng Khánh, Liên Hồng, Lê Lợi.

 Thật tự hào ngôi trường này được mang tên Danh tướng Yết Kiêu thời Trần. Trường nằm trên địa bàn xã Yết Kiêu có diện tích đất tự nhiên là: 452.88 ha, với tổng dân số tính đến năm 2013 là 7403 người. Đây là một xã có truyền thống đấu tranh cách mạng, người dân nơi đây đã tham gia đóng góp tích cực sức người cho 02 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và chống Mỹ, cuộc sống của họ chủ yếu sống bằng nghề nông nghiệp và chài lưới chính vì vậy nền kinh tế đã và đang đà phát triển nhưng chưa cao.

Tuy đời sống kinh tế xã hội của địa phương còn gặp rất nhiều khó khăn xong Đảng bộ và chính quyền địa phương rất quan tâm chăm lo cho sự nghiệp giáo dục của xã nhà. Đại bộ phận nhân dân và các bậc PHHS đã chú trọng đầu tư quan tâm chăm sóc đến việc học hành của con cháu vì vậy phong trào hiếu học và công tác XHHGD của địa phương ngày càng phát triển mạnh mẽ, chất lượng GD của nhà trường trong những năm gần đây ngày càng có những bước tiến phát triển rõ rệt.

 Để đáp ứng được trong xu thế hội nhập nền kinh tế quốc tế và sự phát triển như vũ bão của CNTT, của nền kinh tế xã hội nước nhà…đòi hỏi cần có con người Việt Nam nói chung cần năng động sáng tạo, có kỹ năng sống, có lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội.

Với tinh thần đó, trường THCS Yết Kiêu xây dựng “Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2010 đến 2015 và tầm nhìn đến năm 2020”.

Chiến lược phát triển giáo dục trường THCS Yết Kiêu giai đoạn 2010 đến 2015 và tầm nhìn đến năm 2020” nhằm xác định rõ định hướng, mục tiêu chiến lược và các giải pháp chủ yếu trong quá trình vận động và phát triển, là cơ sở quan trọng cho các quyết sách của Hội đồng trường và Kế hoạch năm học cụ thể của mỗi một năm học của Hiệu trưởng cũng như của toàn thể đội ngũ cán bộ, giáo viên, công nhân viên và học sinh nhà trường. Xây dựng và triển khai kế hoạch chiến lược phát triển GD của nhà trường là hoạt động có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện Nghị quyết của Chính phủ về đổi mới giáo dục phổ thông. Cùng góp phần đưa sự nghiệp giáo dục xã nhà phát triển theo kịp yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, hội nhập với các nước khu vực và thế giới.

 

PHẦN II. NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH CỦA CHIẾN LƯỢC.

 

I. VỀ ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH:

1.1. Về đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh:

          * Về đội ngũ: T/Số CBGV là: 27 đ/c trong đó

- Ban Giám hiệu: 02 (01 nữ),

Về trình độ ĐT: 01 có bằng ĐH; 01 có bằng CĐSP cả 2 đ/c đều có bằng TC LLCT.
- Giáo viên 21 (17 nữ) trong đó: Đại học: 08, Cao đẳng: 13

- Nhân viên 04 (3/4 nữ), trình độ: Trung cấp: 03, Cao đẳng 01).

- Trường có 01 chi bộ gồm 16 Đảng viên .

- Tổng số học sinh: 353 học sinh được biên chế làm 11 lớp. Trong đó có: 239 em là học sinh nữ; 27 học sinh con hộ nghèo.

1.2.Môi trường bên trong:

1.2.1.Mặt mạnh:

          * Về đội ngũ:

Công tác quản lí của Ban Giám hiệu trường đều có kế hoạch thực hiện của từng thành viên cho năm, tháng, tuần. Được triển khai, tổ chức thực hiện, đánh giá, rút kinh nghiệm kịp thời theo từng giai đoạn. Nhà trường thực hiện tốt quy chế dân chủ, minh bạch được thể hiện rõ ràng qua từng hoạt động;

Tập thể SP nhà trường nhiệt tình trách nhiệm trong mọi nhiệm vụ được phân công, nhiều CBGV tận tuỵ với công việc. Nhà trường có 03 giáo viên có tay nghề giỏi cấp huyện, có đạo đức nghề nghiệp tốt luôn yêu nghề mến trẻ;

Đại đa số CB-GV đã thực hiện áp dụng được CNTT trong giảng dạy và công tác, một số CBGV linh hoạt trong công việc cũng như trong hoạt động. Trường có 24 CB-GV-CNV vững vàng về tin học; Trường đã có 1 trang Website riêng.

* Về học sinh: Phẩm chất đạo đức của đại đa số học sinh là ngoan, cần cù, ham thích hoạt động, nhiều em là học sinh giỏi các cấp;

* Về cơ sở vật chất: ngày càng được củng cố, trang thiết bị đáp ứng yêu cầu cho công tác dạy và học…

1.2.2. Mặt yếu:

* Về đội ngũ: BGH trong công tác đánh giá giáo viên đôi khi còn mang tính cả nể, cào bằng; phong trào thi đua đôi lúc mang tính động viên tinh thần và khích lệ là chủ yếu, chưa có điều kiện và giải pháp để thưởng đúng với năng lực của từng CB-CC;

Một bộ phận nhỏ CBGV, CNV chưa gương mẫu trong công việc, chưa nhận thức sâu sắc và đầy đủ về cải tiến phương pháp dạy và học, thực hiện ĐMPP còn chưa triệt để còn mang tính hình thức, ý thức tự học, tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ chưa cao;

* Về học sinh; Chất lượng học sinh: số học sinh có học lực trung bình, yếu kém còn cao so với yêu cầu. Một bộ phận học sinh còn lười học.

* Về CSVC: Nhà trường hiện có CSVC thấp kém nhất huyện đang đà xuống cấp trầm trọng, các trang TBDH hiện đã lỗi thời cũ hỏng kém chất lượng.

1.3.Môi trường bên ngoài:

1.3.1.Cơ hội:

Được sự quan tâm chỉ đạo của Đảng ủy, UBND và các ban ngành đoàn thể của chính quyền địa phương xã cùng sự hỗ trợ của nhân dân và các bậc PHHS;

Được sự quan tâm chỉ đạosát sao của Phòng Giáo dục- Đào tạo Gia Lộc, UBND huyện Gia Lộc, Sở GD-ĐT Hải Dương;

Đời sống của nhân dân địa phương ngày càng được cải thiện, một số gia đình có thu nhập cao do họ có nghề chài lưới và ấp trứng, ý thức trách nhiệm của nhân dân đối với con em ngày càng được nâng cao.

1.3.2. Thách thức:

 Một bộ phận nhân dân còn ỷ lại, trông chờ vào nhà nước, tư tưởng bao cấp vẫn còn nặng nề, một số thờ ơ với việc giáo dục con em còn giao phó cho nhà trường, một số PHHS còn bất lực trong việc giáo dục con cái…

 Đời sống của một bộ phận nhân dân vẫn còn nghèo, mức thu nhập thấp chỉ trông vào sản xuất .

Văn hóa - xã hội chưa đáp ứng được yêu cầu, hầu hết thanh niên không có tụ điểm để vui chơi, sinh hoạt. Một số tổ chức, đoàn thể không thu hút được nhiều lực lượng quần chúng tham gia…;

Cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật, đặc biệt là CNTT của xã nhà chưa phát triển mạnh.

2. Các vấn đề chiến lược:

2.1. Danh mục các vấn đề chiến lược:

2.1.1. Tập trung cải tiến phương pháp dạy học.

2.1.2. Tập trung rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh.

2.1.3. Xây dựng đội ngũ: có năng lực sư phạm, có lương tâm nghề nghiệp, có phẩm chất đạo đức, có ý thức phấn đấu, có tinh thần vượt khó, chủ động, sáng tạo trong công việc.

2.1.4. Tổ chức các hoạt động giáo dục truyền thống, giáo dục lễ giáo cho học sinh; Xây dựng trường học văn hóa.

2.2. Các nguyên nhân của vấn đề:

2.2.1. Cải tiến phương pháp dạy học đã và đang thực hiện nhưng nhiều khi vẫn chỉ là “Khẩu hiệu” do các nguyên nhân cơ bản sau:

Chương trình quá tải, nặng về kiến thức hàn lâm, thiếu tính thực tiễn;
Đồ dùng dạy học thiếu và không đồng bộ, điều kiện để học tập của học sinh chưa tốt, chưa đầy đủ hầu hết đồ dùng của học sinh thực hành thường sử dụng trong bộ đồ dùng dạy học đồng bộ do nhà nước cấp; CSVC của nhà trường chưa đáp ứng được yêu cầu giảng dạy;

Nhận thức của giáo viên chưa cao, còn ỷ lại và trông chờ, số tiết dạy hàng tuần của giáo viên theo thông tư số 28/2009/TT-BGD-ĐT ngày 21/10/2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về ban hành quy định về chế độ làm việc của giáo viên phổ thông, thu nhập thấp, chưa có động lực phấn đấu vươn lên;

2.2.2. Đối với rèn kỹ năng sống:

Hiện nay Bộ chưa ban hành chính thức các tài liệu về giáo dục, rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh, tài liệu ít nên khó khăn trong việc tổ chức và giảng dạy;

Nhà trường chưa có kế hoạch riêng về chỉ đạo công tác rèn kỹ năng sống, cách thức thực hiện chương trình giảng dạy, người thực hiện chưa được xác định cụ thể và chưa rõ ràng về các nội dung, phương pháp, yêu cầu cụ thể…  kỹ năng thực hành và một số kỹ năng cơ bản khác cũng còn rất hạn chế;

2.2.3. Xây dựng đội ngũ có năng lực sư phạm, có lương tâm nghề nghiệp, có phẩm chất đạo đức, có ý thức phấn đấu, có tinh thần vượt khó, chủ động, sáng tạo trong công việc:

Vẫn còn một vài CBGV chưa tận tâm với công việc, chưa phát huy được hết vai trò của mình trong công việc, hiện tượng vi phạm đạo đức nhà giáo chưa xảy ra nhưng vẫn cần sớm có biện pháp đề phòng ngăn chặn, răn đe;

Một số CBGV còn  ngại khó, chưa chịu khó nghiên cứu để có những giải pháp trong việc giáo dục, giảng dạy cho học sinh, không nghiên cứu kỹ chuyên môn nghiệp vụ có liên quan, chưa hiểu sâu sắc tình hình kinh tế-xã hội của đất nước và của địa phương, chưa tiếp cận với CNTT…

2.3. Các vấn đề cần ưu tiên giải quyết:

2.3.1. Đẩy mạnh cải tiến phương pháp giảng dạy;

2.3.2. Tăng cường giáo dục kỹ năng sống;

2.3.3. Xây dựng đội ngũ;

2.1.4. Tổ chức các hoạt động giáo dục truyền thống, giáo dục lễ giáo cho học sinh; Xây dựng trường học văn hóa.

II. ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC:

1. Sứ mệnh: Giáo dục cho các thế hệ học sinh biết vượt qua mọi khó khăn, phát triển hết khả năng để trở thành người công dân có ích phụng sự cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

 2. Các giá trị cốt lõi:

- Biết vượt mọi khó khăn trong học tập và cuộc sống, có tinh thần đoàn kết, trung thực.

- Kiên trì và nhẫn nại;

- Có cách ứng xử tốt trong mọi tình huống, có tính sáng tạo, tinh thần trách nhiệm.Có lập trường vững vàng trước mọi thay đổi của tình hình trong và ngoài nước;

- Khỏe mạnh cả thể chất, tinh thần và trí tuệ;

- Biết làm đẹp cho mình và cho người khác, có tình nhân ái, có tính tương trợ và sự hợp tác.

3. Tầm nhìn:

Là một trường học đi đầu vượt qua mọi khó khăn, một trường học biết vượt lên chính mình để nâng thêm tầm cao mới, là nơi các bậc phụ huynh tin tưởng gửi gắm con em mình vào học tập, rèn luyện để trở thành công dân tốt của nước Việt Nam Xã hội chủ nghĩa.

III. MỤC TIÊU CHIẾN LƯỢC:

1. Mục tiêu chung:

Trong mọi hoàn cảnh khó khăn vẫn tạo dựng được môi trường học tập có nề nếp, kỷ cương; có chất lượng giáo dục để mỗi học sinh đều có cơ hội phát triển hết khả năng. Trong khó khăn vẫn xây dựng nét đẹp văn hóa mang âm hưởng của dân tộc kết hợp với nét đẹp hiện đại phù hợp với xu thế phát triển của đất nước và của thời đại.

2. Chỉ tiêu:

2.1. Đội ngũ cán bộ, giáo viên, công nhân viên:

2.1.1. Năng lực chuyên môn của cán bộ quản lý, giáo viên và công nhân viên được đánh giá khá, giỏi trên 80%.

2.1.2. 100% CBGV, CNV biết sử dụng thành thạo máy vi tính: Microsoft Office Word; Excel, PowerPoint,

100% có hộp thư điện tử và sử dụng thư điện tử để giao dịch. Tiếp tục duy trì trang website chính thức tại địa chỉ:

2.1.3. 70% số CBGV, CNV có trình độ đại học, tiến tới có 3 GV có bằng trung cấp chính trị và 02 giáo viên có bằng trung cấp quản lý.

2.1.4. Phấn đấu trên  70 % cán bộ, giáo viên, công nhân viên là đảng viên.
2.1.5. 100% CBGV, CNV không vi phạm pháp luật, Thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở.

2.1.6. Phấn đấu đến cuối giai đoạn 2, trường duy trì đứng vị trí thứ 2 đến 7 trong tổng số 24 trường THCS trong huyện.

2.2. Về học sinh:

2.2.1. Qui mô:

+ Số lớp học: Từ 11--> 12 lớp trở .

+ Số học sinh: Từ 360 --> 400 học sinh.

2.2.2. Về chất lượng GD của nhà trường:

+ Trên 80 % học lực khá, giỏi ( trong đó HL giỏi chiếm tỷ lệ 27-->30%)

+ Tỷ lệ học sinh có học lực yếu dưới 0,9% không có học sinh kém. Lên lớp sau khi kiểm tra lại : 100 %.

+ Thi học sinh giỏi huyện đạt vị trí thứ 3-->5 /24 tr qua các năm học.

+ Thi học sinh giỏi tỉnh đạt từ 1-3 giải trở lên/ mỗi năm.

2.2.3. Chất lượng đạo đức, kỹ năng sống :

Chất lượng đạo đức: 95% hạnh kiểm khá, tốt.

+ Học sinh được trang bị các kỹ năng sống cơ bản, tích cực tự nguyện tham gia các hoạt động xã hội, tình nguyện.

+ 98% học sinh biết vượt mọi khó khăn để đến trường; 70% số học sinh có kỹ năng sống, kỹ năng xử lý tình huống.

+ Mỗi năm phát động quyên góp từ 3 đến 5 triệu đồng (bằng tiền mặt và hiện vật quy đổi thành tiền) ủng hộ các bạn học sinh nghèo có hoàn cảnh khó khăn...

2.3. Về cơ sở vật chất :

Tăng cường mua sắm thêm tài sản, thiết bị phục vụ cho văn phòng và phục vụ giảng dạy (Tủ giá VP, bàn ghế, máy tính, đèn chiếu, âm ly,  …).

Tham mưu với các cấp quản lý giáo dục để xây dựng thêm phòng học bộ môn (02 phòng) và khu sân chơi, bãi tập, nhà đa năng… .

Xây dựng môi trường sư phạm “ Xanh - Sạch - Đẹp- An toàn”, triển khai mặc đồng phục trong học sinh.

Xây dựng logo biểu tượng truyền thống giáo dục, văn hóa, tinh thần của nhà trường.

PHẦN III. CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG

1. Nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác giáo dục học sinh:

Trước hết phải xác định: Chất lượng dạy – học và hiệu quả giáo dục là thước đo năng lực, phẩm chất, trí tuệ, tính trung thực, cái tâm và tài của người thầy. Mọi hoạt động, mọi việc làm của nhà giáo đều phải hướng đến đích là người học.
a. Nâng cao chất lượng Dạy và học:

Nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục toàn diện, đặc biệt là chất lượng giáo dục đạo đức và chất lượng văn hoá. Cải tiến phương pháp dạy học và đánh giá học sinh phù hợp với mục tiêu, nội dung chương trình chuẩn kiến thức, kỹ năng và phù hợp với mọi đối tượng học sinh. Đổi mới các hoạt động giáo dục, hoạt động tập thể, gắn học với hành, lý thuyết với thực tiễn; tăng cường sử dụng ĐDDH có hiệu quả, hướng dẫn học sinh tự làm thí nghiệm…

Mỗi tiết dạy, mỗi hoạt động tập thể đều lấy học sinh làm trung tâm, lấy học sinh để thiết kế các hoạt động. Mỗi CBGV đều phải tích cực đổi mới phương pháp dạy học, sớm khắc phục tình trạng “Dạy lý thuyết suông”, dạy chay không sử dụng đồ dùng DH, tổ chức nhiều hình thức học tập như học ngoài trời, dã ngoại, ngoại khóa…Xây dựng các đôi bạn học tập với quan điểm “học thầy không tày học bạn”…Tăng cường dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ và có sự luân chuyển nhóm trưởng để học sinh tập làm quen với công việc lãnh đạo. Cải tiến khâu hướng dẫn học ở nhà…

- Đảm bảo các tiết học giáo viên chỉ hướng dẫn học sinh để học sinh tự tìm tòi, khám phá kiến thức mới.

b.Tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp:

Cần đổi mới, cải tiến mạnh mẽ các tiết học GD ngoài giờ lên lớp, tạo không gian học tập ngoài lớp học và sân chơi trí tuệ với nhiều nội dung và hình thức đa dạng phong phú…

Tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động ngoài giờ lên lớp, thường xuyên và định kỳ nhà trường tổ chức hội khỏe Phù Đổng, thi văn nghệ… ngoài ra còn tổ chức các hoạt động khác như thi tìm hiểu, đố vui, thi các trò chơi dân gian, thi ý tưởng sáng tạo … tùy thuộc vào nhiệm vụ năm học. Tất cả các hoạt động ngoài giờ lên lớp đều phải lồng ghép với sinh hoạt tư tưởng, giáo dục truyền thống nhằm hướng tới xây dựng học sinh có “tinh thần khỏe mạnh”. Tổ chức tham quan học tập cho học sinh bằng nguồn kinh phí đóng góp của Hội cha mẹ học sinh.
Người phụ trách:

Lãnh đạo chung: Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng.

Người thực hiện: Các tổ trưởng, tổ phó chuyên môn, giáo viên bộ môn, GVCN, Tổng phụ trách đội, ban chỉ đạo HĐGD ngoài giờ lên lớp thực hiện.

2. Xây dựng và phát triển đội ngũ.

Trước hết phải xác định: Xây dựng đội ngũ CBCC, VC là nhiệm vụ của toàn thể CBGV, CNV chứ không chỉ là nhiệm vụ của Hiệu trưởng, nó có vị trí hết sức quan trọng, là một trong những yếu tố thành bại của việc thực hiện “Chiến lược phát triển trường THCS Yết Kiêu giai đoạn 2010 đến 2015 và tầm nhìn đến năm 2020”.
2.1. Xây dựng đội ngũ CBGV, CNV đủ về số lượng; có phẩm chất chính trị; có năng lực chuyên môn khá, giỏi hạn chế trung bình hoặc trung bình non; Biết sử dụng thành thạo máy vi tính: 100% có hộp thư điện tử và sử dụng thư điện tử để giao dịch, có phong cách sư phạm mẫu mực. Đoàn kết, tâm huyết, gắn bó với nhà trường, hợp tác, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ….Có tinh thần đồng đội, cầu tiến, có tình thân ái, biết vượt qua mọi khó khăn thử thách để vươn lên, tương trợ, biết sẻ chia, nhường nhịn, có tinh thần đấu tranh phê bình và tự phê bình, biết nhận lỗi và sửa sai khi phạm lỗi, phê và tự phê bình phải dựa trên lợi ích chung, không đem ý kiến cá nhân vào đánh giá - góp ý. Đặc biệt tránh mọi biểu hiện quan liêu, cửa quyền, hách dịch, giải quyết có tình có lý…. Sống phải có tâm có đức và có động cơ tốt vì sự nghiệp chung của nhà trường. Phấn đấu 100% CBGV, CNV đến trường đều cảm thấy “trường là mái ấm GĐ, là ngôi nhà thứ hai của mình”. Cần loại bỏ ra khỏi trường những trường hợp không có phẩm chất đạo đức, không có chí tiến thủ, không tận tâm với công việc hoặc năng lực chuyên môn nhiều năm liền yếu kém bằng nhiều hình thức như: chuyển làm công tác khác, hủy hợp đồng, cho chuyển công tác, cho thôi việc tùy theo từng trường hợp cụ thể…

2.2. Tăng cường giáo dục pháp luật, những hiểu biết xã hội và giáo dục kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp, nói năng thông qua việc chỉ định trả lời một số nội dung cơ bản, gần gũi trong các luật, điều lệ, thông tư… của Bộ GD-ĐT hoặc các văn bản của nhà trường, của Trung ương để giáo dục nhận thức cho CBGV, CNV. Tổ chức xen kẽ các buổi họp hội đồng, sinh hoạt tổ chuyên môn trao đổi về những tình huống ứng xử sư phạm và ứng xử trong cuộc sống nhằm tăng cường trao đổi kinh nghiệm…hướng tới mọi CBGV trường THCS Yết Kiêu đều có đủ nhân cách, có uy tín trong học sinh và cộng đồng. Phấn đấu 100% CBGV không vi phạm pháp luật. Góp phần xây dựng một trường học thân thiện, dân chủ trong khuôn khổ của pháp luật…Cương quyết chống lại các biểu hiện gây mất đoàn kết nội bộ, biểu hiện bè phái, cục bộ, tung tin thất thiệt gây ảnh hưởng đến danh dự, nhân phẩm của CB-GV-CNV, học sinh và uy tín của nhà trường. Xây dựng phong cách làm việc công nghiệp trong từng hoạt động và trong mỗi CBGV, CNV, trước hết là trong hội họp và sinh hoạt.

2.3. Tăng cường chăm lo tới đời sống của CBGV theo đúng chế độ chính sách hiện hành, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí để có tiền tăng thu nhập ở cuối năm ngân sách. Tham mưu với hội CMHS thưởng cho CBGV, CNV có thành tích nổi trội. Thực hiện tốt chế độ làm việc của CBCCVC, phát huy tối đa năng lực sở trường của mỗi CBCC,VC không phân biệt bằng cấp, hợp đồng hay biên chế.

2.4. Tăng cường chỉ đạo đội ngũ CNV để nâng cao hiểu biết xã hội, mở rộng kiến thức, hiểu biết pháp luật, cập nhật thông tin của đất nước, thế giới nhằm nâng cao bản lĩnh chính trị, tư tưởng, đạo đức, tác phong để giúp cho CBGV tránh sa ngã trước mọi cám dỗ, góp phần đưa nhà trường tiến lên.

Người phụ trách:

- Lãnh đạo chung: Hiệu trưởng, Chủ tịch công đoàn.

- Người thực hiện: Phó Hiệu trưởng , các tổ trưởng chuyên môn, tổ phó chuyên môn, giáo viên bộ môn, GVCN, Tổng phụ trách, Các đoàn thể (Phối hợp và chia sẻ trách nhiệm), thanh tra nhân dân.

3. Giúp cho học sinh có được những kỹ năng sống cơ bản: Xác định ý nghĩa: Học sinh có kỹ năng sống sẽ giúp cho các em biết hòa nhập, hạn chế tối đa các tệ nạn xã hội và có bản lĩnh trong cuộc sống dù trong bất cứ hoàn cảnh nào.

Tổ chức biên soạn, trao đổi các tài liệu về: Kỹ năng làm chủ cuộc sống; Kỹ năng phòng chống các tệ nạn xã hội; kỹ năng phòng chống nghiện hút các chất ma túy; Kỹ năng làm chủ trong học tập: Tự giác, tích cực, tự lực, chủ động sáng tạo trong học tập; Kỹ năng giao tiếp và hội nhập; Kỹ năng định hướng nghề nghiệp (Hướng học và hướng nghề) sau khi tốt nghiệp phổ thông THCS, xây dựng các bộ câu hỏi và trả lời về tình huống và các nội dung cần học tập. Tăng cường giáo dục giới tính và giáo dục bảo vệ môi trường…

Xây dựng kế hoạch giáo dục kỹ năng sống với các phương án phù hợp và linh động như: dạy lồng ghép, dạy trong tiết học ngoài giờ lên lớp, trong tiết sinh hoạt lớp, trong tiết chào cờ, tiết sinh hoạt đội… Có biện pháp kiểm tra, giám sát cả hoạt động dạy của thầy và học của trò.

Tổ chức các hoạt động dã ngoại để tham quan và học tập, tạo tình huống có vấn đề để học sinh giải quyết (GV là người quan sát, theo dõi và rút ra định hướng cho học sinh…). Kích thích sáng tạo qua các hoạt động trong nhà trường

- Phát động các cuộc quyên góp ủng hộ và phong trào tương thân tương ái trong GV và học sinh.

Người phụ trách:

Lãnh đạo chung: Hiệu trưởng, Chủ tịch công đoàn, Tổng phụ trách.
 Người thực hiện: Phó Hiệu trưởng, các tổ trưởng chuyên môn, tổ phó chuyên môn, giáo viên bộ môn, GVCN, Tổng phụ trách thực hiện, y tế-chữ thập đỏ…Đoàn TN và công đoàn.

4. Cơ sở vật chất và trang thiết bị giáo dục.

Xác định ý nghĩa: CSVC, trang bị kỹ thuật là một trong những yếu tố quan trọng trong việc cải tiến phương pháp và nâng cao chất lượng dạy – học, chất lượng giáo dục…

4.1. Từng bước tham mưu với địa phương đẩy mạnh tiến độ xây dựng nhà trường theo dự án đã được quy hoạch ,đảm bảo theo tiêu chuẩn Quốc gia, tham mưu với các cấp quản lý giáo dục và phòng tài chính đầu tư để nhà trường tiếp tục mua sắm thêm trang thiết bị phục vụ khác, từng bước đưa các phương tiện hiện đại vào giảng dạy, xây dựng sân chơi bãi tập... Tiếp tục xây dựng và duy trì tủ sách dùng chung, tủ sách chuyên đề, tủ sách pháp luật, phát động phong trào ủng hộ sách, truyện trong GV và học sinh.

4.2. Có kế hoạch bảo quản, tu sửa kịp thờ CSVC hiện đang đà xuống cấp, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng mất mát, hư hỏng, thất thoát các loại tài sản, bên cạnh đó chống lãng phí trong quản lý và sử dụng tài sản công và chống cung cách quản lý và làm việc kiểu “cha chung không ai khóc”. Quy trách nhiệm cho từng cá nhân phụ trách cụ thể, có biện pháp xử lý mạnh mẽ như: bồi thường, thu hồi, xử lý hành chính, xử lý công chức, cắt hợp đồng lao động… đối với những CBGV, CNV vi phạm. Tài sản dù hết hạn sử dụng (theo quy định của pháp luật) nhưng xét thấy vẫn sử dụng được, Hiệu trưởng vẫn quyết định cho sử dụng. Tuyệt đối tránh biểu hiện phung phí, đòi hỏi ở một số bộ phận CBGV,CNV…

Người phụ trách:

Lãnh đạo chung: Hiệu trưởng, Bộ Phận tài vụ.

Thực hiện: Bộ phận tài vụ, bộ phận CNTT, Tổ bảo vệ, bộ phận thư viện- Thiết bị, GVCN các lớp.

5. Ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin:

Xác định ý nghĩa: Trong thời đại ngày nay, ước tính cứ hai, ba năm tri thức nhân loại tăng lên gấp đôi, do đó nhà trường không thể nhồi nhét kiến thức cho học sinh mà chủ yếu hướng dẫn học sinh phương pháp tự học, tự tìm hiểu, tự nghiên cứu… Vì vậy không thể thiếu Ứng dụng CNTT trong trường học ngày nay.

5.1. Kết nối Internet cho tất cả các máy tính trong phòng máy, đảm bảo có 1 máy trạm để tiện quản lý, tổ chức cho giáo viên lên mạng tìm tài liệu; Triển khai rộng rãi việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, giảng dạy. Tiếp tục duy trì trang website chính thức , sử dụng có hiệu quả trang web của nhà trường

5.2. Tổ chức hướng dẫn tạo blog- Email, tổ chức thí điểm dạy học trực tuyến trên Internet, hướng dẫn sử dụng Email các phần mềm hỗ trợ khác.
5.3. Xây dựng quy chế quản lý hộp thư điện tử và sử dụng Internet, tăng cường chỉ đạo, trao đổi thông tin qua mạng nhằm giảm bớt hội họp và kinh phí in ấn…Các thông tin, bài viết, tài liệu đã được đăng tải trên website chính thức của trường hoặc gửi qua email sẽ được coi là tài liệu chính thức, các văn bản này sẽ không ban hành cho CB-GV-CNV ở trường. Dần tiến tới liên hệ với phụ huynh qua điện thoại, qua email khi có điều kiện.

5.4. Tiến tới hướng dẫn sử dụng các phần mềm mã nguồn mở, cài đặt ở tất cả các máy (Đồng bộ trên các máy của trường và các máy ở gia đình giáo viên) nhằm tránh tình trạng vi phạm bản quyền và tăng độ tương thích khi sử dụng.
5.5. Tăng cường bảo vệ chính trị nội bộ, an ninh mạng.

5.6. Nhanh chóng đưa vào sử dụng phần mềm V-EMIC , gồm các phân hệ: Quản lý tài sản, quản lý tài chính, quản lý học sinh (Kể cả sổ điểm), quản lý chuyên môn (kể cả xếp thời khóa biểu), quản lý công chức, quản lý thư viện, quản lý thiết bị. Tập huấn và phân quyền truy cập phần mềm cho toàn bộ CBGV-CNV.

Người phụ trách:

Lãnh đạo chung: Hiệu trưởng,.....

Thực hiện: Phó HT, bộ phận CNTT, bộ phận tài vụ, GVCN, GVBM, Tổ chuyên môn.
6. Công tác lãnh đạo, quản lý và tổ chức cán bộ:

Xác định vai trò: Chỉ thị 40/CT-TW của ban bí thư Trung ương Đảng về “Xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục” được coi là khâu then chốt quyết định đến sự thành công hay không thành công của một trường học, vì vậy đòi hỏi cần có các yếu tố sau:

6.1. Phẩm chất đạo đức-tác phong của CBQL:

Cán bộ quản lý (Từ tổ phó chuyên môn trở lên, trưởng các bộ phận, các ban, các đoàn thể) phải là người có phẩm chất đạo đức tốt, có lập trường tư tưởng vững vàng, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc, gương mẫu đi đầu trong các hoạt động. Yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, chấp hành nghiêm túc các chủ trương của Đảng, của chi bộ, pháp luật của nhà nước, quy định của ngành và của trường, có tầm nhìn rộng, có tâm-đức - tài; giỏi về chuyên môn và nghiệp vụ; Có biện pháp chỉ đạo, lãnh đạo xây dựng đội ngũ, thu hút người tài, sử dụng đội ngũ có hiệu quả…có tác phong làm việc công nghiệp và khoa học, biết đón đầu trong mọi công việc. CBQL phải là người không vụ lợi, không vì lợi ích cá nhân mà sao nhãng, coi nhẹ lợi ích tập thể.

6.2. Xây dựng hệ thống các quy định: Tiến tới xây dựng hệ thống các văn bản, các quy chế-quy định-nội quy… của cơ quan với yêu cầu: Các quy định phải hợp chuẩn theo thông tư số 12/TT-BGD&ĐT ngày 12/5/2009 về ban hành quy định tiêu chuẩn đánh giá Chất lượng giáo dục trường THCS, phù hợp với các văn bản pháp luật; Quy định rõ ràng chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận và từng cá nhân, tổ chức các phong trào thi đua, xây dựng quy chế dân chủ ở cơ sở…Đặc biệt phải xây dựng ngay quy chế xử lý các trường hợp chuyên môn-tay nghề nhiều năm yếu kém, không tiến bộ hoặc xử lý các trường hợp vi phạm quy chế chuyên môn, vi phạm giờ giấc, vi phạm quy định của nhà trường, của ngành ( với các hình thức như kiểm điểm, đưa ra hội đồng kỷ luật…chuyển công tác khác, buộc thôi việc, hủy hợp đồng lao động…) theo đúng quy định của nhà trường và pháp luật. Xây dựng hệ thống các quy trình làm việc nhằm tránh tình trạng thiếu sót khi thực hiện.

Tổ chức cho tổ văn phòng xây dựng kế hoạch tác nghiệp cho toàn năm.

Xây dựng hệ thống văn bản quy phạm của nhà trường như: Xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ, quy định sử dụng tài sản công, quy định sử dụng email và Internet, quy định xếp loại công chức, quy trình đánh giá-xếp loại hạnh kiểm…
6.3. Kiện toàn cơ cấu tổ chức trong nhà trường:

- Thành lập các bộ phận Thư viện- thiết bị; Bộ phận Tài vụ; Bộ phận chuyên môn, Bộ phận kiểm định, bộ phận CNTT.

- Thành lập các ban và các hội đồng tư vấn như: ban tổ chức cán bộ; ban tuyển sinh, Ban kiểm tra, Hội đồng tuyển dụng, Hội đồng thi đua khen thưởng, Hội đồng kỷ luật và một số các ban khác.

Tất cả các ban, các hội đồng đều phải có quyết định thành lập, kế hoạch hoạt động, có báo cáo sơ kết, tổng kết…

6.4. Tăng cường chỉ đạo công tác văn thư- lưu trữ, tài chính, tài sản:

6.4.1. Văn thư lưu trữ:

Công tác văn thư lưu trữ được coi hết sức quan trọng, đây là “bảo tàng” của cơ quan, là kho lưu trữ cho những thế hệ sau nghiên cứu, vì vậy công tác văn thư lưu trữ và người phụ trách văn thư lưu trữ phải đảm bảo các yêu cầu sau:
a. Người phụ trách văn thư lưu trữ:

Ngoài các quy định về phẩm chất chính trị, lối sống còn đòi hỏi: Tính kiên trì, cẩn thận, khoa học, nhanh nhẹn, hoạt bát, thạo về tin học… Phụ trách văn thư lưu trữ phải có tầm hiểu biết rộng, nắm được toàn bộ các hoạt động của nhà trường, nắm rõ pháp luật, quy định, quy chế, quy trình của mỗi đầu công việc nhằm tham mưu sớm, kịp thời cho Hiệu trưởng.
b.Với công tác văn thư lưu trữ:

Ban hành văn bản đúng thể thức, đúng quy trình. Mọi văn bản đều lưu trữ cẩn thận, dễ tìm, dễ kiểm tra, dễ tra cứu.

Lưu trữ hồ sơ đầy đủ (hồ sơ chuyên đề, hồ sơ học sinh, hồ sơ CB-CC). Đảm bảo bí mật trong cơ quan nhà nước và theo quy định của Pháp luật.

Đảm bảo thông tin hai chiều thông suốt, nhanh chóng, kịp thời, chính xác. Thông tin luôn được cập nhật thường xuyên. Xây dựng hệ thống lưu trữ khoa học.
Áp dụng phương pháp lưu trữ bằng các liên kết ngay trong máy tính, hoàn chỉnh các loại hồ sơ lưu trữ.

Xây dựng thư viện văn bản pháp quy sử dụng trong nhà trường và thư viện văn bản của nhà trường theo từng năm.

6.4.2. Tài chính:

Công khai tài chính theo quy định của pháp luật, công khai trong mua sắm, minh bạch trong các hoạt động mua sắm, xây dựng, thanh lý, kiểm kê, chi trả chế độ…

6.4.3. Tài sản:

Đảm bảo không để xảy ra tình trạng mất mát, hư hỏng, sắp xếp khoa học, dễ lấy, dễ sử dụng và bảo quản. Phòng chống có hiệu quả cháy nổ và bảo đảm an toàn, an ninh trật tự.

Thanh lý tài sản phải công khai, minh bạch, đúng quy trình. Những tài sản còn sử dụng được (dù đã hết khấu hao) vẫn được đưa vào sử dụng.
 6.5. Chỉ đạo sát sao chặt chẽ trong công tác phòng chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm:

Chỉ đạo chặt chẽ trong công tác phòng chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm: Hoàn thiện các văn bản, các kế hoạch, các quy định về công tác này với phương châm: giáo dục là chủ yếu, ngăn ngừa là quan trọng nhưng cũng không loại trừ các biện pháp xử lý quyết liệt, nghiêm khắc nhằm xây dựng nhà trường thành một cộng đồng trong sạch;

Ngăn ngừa có hiệu quả các hiện tượng nhũng nhiễu, hạch sách nhân dân và cấp dưới.

Triệt để tiết kiệm trong chi tiêu, trong sử dụng tài sản, trong việc sử dụng điện, máy móc và các thiết bị khác. Sử dụng tiết kiệm và hiệu quả nguồn tài nguyên như nước, tài nguyên công nghệ thông tin, tài nguyên tri thức, chất xám, tài nguyên con người…

Người phụ trách:

- Lãnh đạo chung: Hiệu trưởng.

- Người thực hiện: Phó Hiệu trưởng , các tổ trưởng, tổ phó chuyên môn, Bộ phận văn thư, Tổng phụ trách, các ban, các hội đồng, các bộ phận, các đoàn thể.

7. Xây dựng trường học thân thiện-an toàn:

Quy hoạch các khu vực để bồn hoa, cây cảnh, đảm bảo có tính thẩm mỹ; đầu tư hệ thống tưới cây.

Thường xuyên tổ chức cho học sinh lao động vệ sinh trường lớp. Xây dựng phòng học đội TNTP Hồ Chí Minh.

Đảm bảo mọi đồ dùng, thiết bị đều gọn gàng, có tính thẩm mỹ, sạch sẽ, ngăn nắp.

Mọi chỗ, mọi nơi đều phải có khẩu hiệu giáo dục, xây dựng nội quy tất cả các phòng (kể cả nhà vệ sinh và nhà để xe…)

Tổ chức lựa chọn đồng phục của học sinh với yêu cầu: rẻ, tiết kiệm, phù hợp với sứ mệnh của nhà trường.

Người phụ trách:

- Lãnh đạo chung: Hiệu trưởng, chủ tịch công đoàn.

- Người thực hiện: Phó Hiệu trưởng , các tổ trưởng, tổ phó chuyên môn, bộ phận văn thư, Tổng phụ trách, các ban, các hội đồng, các bộ phận, các đoàn thể.
8. Huy động mọi nguồn lực xã hội vào hoạt động giáo dục.

Xác định ý nghĩa: Nguồn lực là một trong những yếu tố không thể thiếu để tổ chức các hoạt động. Đặc biệt là nguồn lực thông tin, có thể ví “Nhà trường là một cơ thể sống thì thông tin là máu và hệ thống thông tin hai chiều là hệ thần kinh của nó”.

Xây dựng nhà trường văn hoá, thực hiện tốt quy chế dân chủ trong nhà trường. Chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ, giáo viên, CNV.

Huy động được các nguồn lực của xã hội, cá nhân tham gia vào việc phát triển Nhà trường.

Nguồn lực tài chính: Từ ngân sách Nhà nước.

Ngoài ngân sách: Từ quỹ Ban đại diện CMHS, nguồn đóng góp của giáo viên, nguồn ủng hộ của học sinh, tài trợ từ các đoàn thể. Sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả các nguồn lực huy động được các doanh nghiệp. Đảm bảo tính minh bạch trong quá trình sử dụng.

Ra lời kêu gọi các tổ chức, cá nhân ủng hộ CSVC, kỹ thuật, tài chính cho trường, lời kêu gọi được đăng tải trên blog và trang Web. Sử dụng đúng mục đích, công khai, minh bạch khi được tài trợ.

Nguồn lực vật chất: Tranh thủ hỗ trợ vật chất từ địa phương , tranh thủ kinh phí không tự chủ từ ngân sách nhà nước, nguồn kinh phí hỗ trợ đồ dùng dạy học, trang thiết bị khác của Sở Giáo dục-Đào tạo, của Phòng Giáo dục và Đào Tạo…
Nguồn nhân lực: Tăng cường xây dựng bầu không khí đoàn kết, cởi mở, tạo mọi cơ hội cho CB-GV-CC phát huy hết khả năng của bản thân, đó cũng là một chính sách thu hút nhân lực ở nơi khác đến cống hiến cho sự nghiệp giáo dục xã nhà. Động viên kịp thời, khích lệ, nêu gương . Đưa và cập nhật thông tin kịp thời gương người tốt việc tốt lên trang web của trường.

+ Nguồn lực thông tin:

Nắm bắt kịp thời các nguồn thông tin khác nhau, chọn lọc và xử lý kịp thời.
Các báo cáo, văn bản và các dữ liệu lưu trữ khoa học được đăng tải kịp thời bằng các hình thức khác nhau như đưa lên mạng để chia sẻ thông tin, đưa lên trang web để lấy ý kiến của đông đảo nhân dân.

Đảm bảo thông tin hai chiều được thông suốt, không bị ách tắc ở bất kỳ khâu nào. Phát huy tác dụng của các trang web đã tạo ra.

Cẩn trọng trong phát ngôn, mọi thông tin về nhà trường phải thực hiện theo đúng thông tư số 09/2009/TT-BGD&ĐT ngày 07/5/ 2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về thực hiện công khai đối với cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân (1 năm học 2 lần vào tháng 9 và tháng 6). Chỉ có Lãnh đạo nhà trường mới được phổ biến các chủ trương, đường lối và kết quả của trường ra phương tiện thông tin đại chúng.

Người phụ trách:

- Lãnh đạo chung: Hiệu trưởng

- Người thực hiện: Phó Hiệu trưởng , các tổ trưởng, tổ phó chuyên môn, Bộ phận văn thư, Tổng phụ trách, các ban, các hội đồng, các bộ phận, các đoàn thể, toàn bộ CB-GV-CNV….

9. Xây dựng thương hiệu:

Xác định ý nghĩa: Trong công cuộc hòa nhập với thế giới và xu thế toàn cầu hóa, giáo dục cũng là một dịch vụ, bởi vậy thương hiệu cũng là một trong những yếu tố quan trọng.

9.1. Xây dựng thương hiệu và sự tín nhiệm của xã hội đối với Nhà trường.
- Xác lập tín nhiệm thương hiệu của từng cán bộ giáo viên, CNV đối với học sinh và PHHS.  Sắp xếp lớp học theo khả năng và trình độ của học sinh để có thể giúp đỡ, rèn luyện học sinh, giúp học sinh phát huy hết khả năng của mình.
- Đẩy mạnh tuyên truyền, xây dựng truyền thống Nhà trường, nêu cao tinh thần trách nhiệm của mỗi thành viên đối với quá trình xây dựng thương hiệu của Nhà trường.
9.2. Tổ chức tuyển chọn logo, biểu trưng của nhà trường …. Quảng bá logo và biểu tượng, thương hiệu, hình ảnh trên mạng Internet .

9.3. Đưa tầm nhìn, sứ mệnh, các giá trị cốt lõi, các mục tiêu chiến lược lên những nơi dễ nhìn, dễ thấy, dễ quảng bá…

Người phụ trách:

- Lãnh đạo chung: Hiệu trưởng.

- Người thực hiện: Phó Hiệu trưởng, các tổ trưởng, tổ phó chuyên môn, Bộ phận văn thư, Tổng phụ trách, các ban, các hội đồng, các bộ phận, các đoàn thể. Giáo viên Thể dục, Mỹ thuật, âm nhạc…

 

PHẦN IV. TỔ CHỨC THEO DÕI, KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC.

 

1. Phổ biến  “Chiến lược phát triển giáo dục trường THCS Yết Kiêu giai đoạn 2010 - 2015 và tầm nhìn đến năm 2020” được lấy ý kiến rộng rãi trong toàn trường, sau khi hoàn chỉnh, Hiệu trưởng ra quyết định ban hành; Tổ chức phổ biến rộng rãi tới toàn thể cán bộ giáo viên, CNV, Học sinh và phụ huynh của trường. Xin ý kiến của cơ quan chủ quản, Đảng ủy, UBND, HĐND, UBMT Tổ Quốc xã, chi bộ, các đoàn thể trong nhà trường và các tổ chức cá nhân quan tâm đến nhà trường. Đồng thời được đăng tải trên trang Web của nhà trường.
          2. Tổ chức thực hiện: Thành lập Ban chỉ đạo thực hiện chiến lược, ban chỉ đạo là bộ phận chịu trách nhiệm điều phối quá trình triển khai kế hoạch chiến lược. Điều chỉnh kế hoạch chiến lược sau từng giai đoạn sát với tình hình thực tế của nhà trường. Hàng năm Hiệu trưởng nhà trường xây dựng kế hoạch tác nghiệp phải căn cứ vào chiến lược, chỉ đạo các bộ phận, tham mưu với chi bộ chỉ đạo các đoàn thể thực hiện chiến lược. Tất cả các hoạt động trong trường, hoạt động của từng cá nhân đều nhắm đến việc thực hiện mục tiêu chiến lược.

3. Lộ trình thực hiện kế hoạch chiến lược:

3.1. Giai đoạn 1: Từ năm 2010 – 2011 : Đây là giai đoạn tiền đề, vì vậy phải tập trung vào các công việc sau:

- Nâng cao nhận thức cho CBGV-CNV, thành lập ban chỉ đạo thực hiện chiến lược.

- Xây dựng logo biểu tượng của nhà trường.

- Xây dựng tài liệu dạy về kỹ năng sống, tập huấn về GD kỹ năng sống cho học sinh, CBGV.

- Phấn đấu nâng dần chất lượng lên: Trên 50% học lực khá, giỏi (trên 8% học lực giỏi), tỷ lệ học sinh có học lực yếu dưới 1.5%. Thi học sinh giỏi tỉnh đạt 1-2 giải trở lên, hạnh kiểm khá tốt đạt trên 90%. Biên soạn tài liệu về giáo dục kỹ năng sống.
3.2. Giai đoạn 2: Từ năm 2011 - 2013 : Nâng chất lượng tăng thêm 3-5% so với giai đoạn 1, riêng học lực giỏi tăng thêm 5 %, tổ chức các hoạt động giáo dục kỹ năng sống đi vào nề nếp. Hoàn thành xây dựng các tiêu chí, tiêu chuẩn, quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mỗi CBGV,CNV, xây dựng quy tắc ứng xử có văn hóa, hoàn thành biểu trưng, logo, biểu tượng văn hóa, đồng phục và triển khai thực hiện.

3.3. Giai đoạn 3: Từ năm 2013 – 2015 : Nâng chất lượng tăng thêm 5-7% so với giai đoạn 1, riêng học lực giỏi tăng thêm 3% so với giai đoạn 2, Kỹ năng sống của học sinh được hoàn thiện.

4.Đối với Hiệu trưởng: Tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch chiến lược tới từng cán bộ, giáo viên, CNV nhà trường. Thành lập Ban chỉ đạo, ban kiểm tra và đánh giá thực hiện kế hoạch trong từng năm học. Xây dựng KH năm học bám sát các yêu cầu của chiến lược.

5. Đối với Phó Hiệu trưởng: Theo nhiệm vụ được phân công, giúp Hiệu trưởng tổ chức triển khai từng phần việc cụ thể, đồng thời kiểm tra và đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch, đề xuất những giải pháp để thực hiện.

6. Đối với tổ trưởng chuyên môn, trưởng các bộ phận, đoàn thể: Tổ chức xây dựng và thực hiện kế hoạch của từng bộ phận, từng tổ trên cơ sở chiến lược này; Kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch của các thành viên. Tìm hiểu nguyên nhân, đề xuất các giải pháp để thực hiện kế hoạch.

7. Đối với cá nhân cán bộ, giáo viên, CNV: Căn cứ kế hoạch chiến lược, kế hoạch năm học của nhà trường để xây dựng kế hoạch công tác cá nhân theo từng năm học. Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch theo từng học kỳ, năm học. Đề xuất các giải pháp để thực hiện kế hoạch.

8. Đối với Ban thường trực Ban đại diện CMHS (đề xuất của nhà trường): vừa là điểm thực hiện, vừa là đối tượng hỗ trợ nhà trường trong các hoạt động.

 

PHẦN V. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

 

1. Chiến lược là căn cứ pháp lý để tất cả các bộ phận các đoàn thể, tổ chuyên môn, các cá nhân xây dựng kế hoạch hàng năm; Đồng thời đây cũng là cơ sở để đánh giá xếp loại công chức, mức độ hoàn thành nhiệm vụ, là cơ sở để CB-CC đối chiếu với toàn bộ các công việc của mình từ đó mỗi CB-CC-VC rút ra những kinh nghiệm trong quá trình thực hiện.

2. Hàng năm, Hiệu trưởng xây dựng KH năm học dựa trên chiến lược này, khi có sự điều chỉnh cần thông qua hội đồng trường, thông qua ban chỉ đạo thực hiện chiến lược và phổ biến công khai trong hội đồng sư phạm.

3. Mỗi CBGV, các bộ phận, các đoàn thể, các tổ chuyên môn đều phải có bản tự đánh giá việc thực hiện chiến lược phát triển giáo dục, đề ra giải pháp cho những năm sau.


PHẦN VI. KẾT LUẬN

 

Thực hiện chủ đề năm học phải " Đổi mới công tác quản lý, nâng cao chất lượng GD" trước điều kiện cần thiết phải đổi mới lãnh đạo và quản lý trường phổ thông trong bối cảnh toàn cầu hoá và xu thế hội nhập quốc tế. Trước tiên mỗi cán bộ, giáo viên, công nhân viên phải có nhận thức sâu sắc: cuộc cách mạng KHKT đang phát triển với những bước tiến nhảy vọt nhằm đưa thế giới chuyển từ kỷ nguyên công nghiệp sang kỷ nguyên thông tin đồng thời xác định rõ phát triển kinh tế tri thức là một trong những mấu chốt để phát triển kinh tế, xã hội, đưa đất nước Việt Nam ngày càng giầu mạnh. Vấn đề toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế vừa tạo ra quá trình hợp tác để phát triển và vừa là quá trình đấu tranh gay gắt giữa các nước đang phát triển để bảo vệ lợi ích quốc gia, bảo tồn bản sắc văn hoá và truyền thống của các dân tộc. Những xu thế chung nêu trên đã tạo ra các yêu cầu mới và tạo ra sự biến đổi nhanh chóng, sâu sắc đến mọi lĩnh vực xã hội, trong đó có giáo dục. Từ các yêu cầu về phát triển kinh tế xã hội dẫn đến những yêu cầu mới về mẫu hình nhân cách người lao động (người công dân toàn cầu) nên đòi hỏi chất lượng và hiệu quả giáo dục ngày càng cao.

Công tác quản lý chỉ đạo hoạt động giáo dục và quản lý nhà trường đóng vai trò định hướng, là một trong những khâu then chốt, những yếu tố mang tính đột phá, quyết định đến sự thành công về chất lượng và hiệu quả giáo dục. Vì vậy đổi mới lãnh đạo và quản lý giáo dục nói chung và nhà trường nói riêng  là một tất yếu khách quan và cũng là sự đòi hỏi sự cấp thiết của xã hội trong giai đoạn hiện nay, nhất là trong bối cảnh nước ta đã gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO). Đặc biệt hơn nữa, trường THCS Yết Kiêu lại là đơn vị nhận chăm sóc, bảo vệ khu di tích lịch sử đền Quát và nghĩa trang liệt sĩ của quê hương có truyền thống hiếu học vì vậy thầy và trò trường THCS Yết Kiêu quyết tâm xây dựng khối đoàn kết, nỗ lực phấn đấu, quyết tâm vượt qua mọi khó khăn để xây dựng nhà trường trở thành nơi đặt “niềm tin” của mọi thế hệ học sinh. Xứng đáng với ngôi trường được mang tên danh tướng Yết Kiêu

                                                                                                    Yết Kiêu, ngày 01 tháng 12 năm 2009   

                                                                                                                            HIỆU TRƯỞNG

Nơi nhận:

- PGD; Đảng ủy, UBND, UBMTTQ xã;( Đê BC)

- Chi bộ; các đoàn thể trong NT                                                          

- CB,GV,CNV;                                                                      

- Niêm yết, trang Web của trường;

- Lưu: VT

                                                    XÁC NHẬN CỦA PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO

 


BÀI VIẾT LIÊN QUAN
TRƯỜNG THCS YẾT KIÊU TUYÊN TRUYỀN QUẢN LÝ, SỬ DỤNG PHÁO NỔ THEO NGHỊ ĐỊNH SỐ 137/2020/NĐ-CP CHO HS Sáng ngày 22/01/2024, Trường THCS Yết Kiêu đã tổ chức truyền thông về quản lý, ... Cập nhật lúc : 9 giờ 16 phút - Ngày 5 tháng 2 năm 2024
Xem chi tiết
Thực hiện kế hoạch nhiệm vụ năm học 2023 - 2024 của trường THCS Yết Kiêu, nhằm đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật và các giải pháp đảm bảo an toàn giao thông, an ni ... Cập nhật lúc : 11 giờ 16 phút - Ngày 30 tháng 1 năm 2024
Xem chi tiết
Chương trình giao lưu văn nghệ với Trung tâm hướng nghiệp dạy nghề hỗ trợ trẻ thiệt thòi cho người khuyết tật Việt Nam của trường THCS Yết Kiêu Thực hiện Công số 309/PGDĐT ngày 07/12/2 ... Cập nhật lúc : 16 giờ 45 phút - Ngày 22 tháng 1 năm 2024
Xem chi tiết
TRƯỜNG THCS YẾT KIÊU CHỨC HỘI KHỎE PHÙ ĐỔNG CẤP TRƯỜNG NĂM HỌC 2023 - 2024 Nhằm hưởng ứng cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại” và thực hiện Kế ... Cập nhật lúc : 17 giờ 8 phút - Ngày 29 tháng 12 năm 2023
Xem chi tiết
LIÊN ĐỘI TRƯỜNG THCS YẾT KIÊU ĐI THĂM VÀ TẶNG QUÀ GIA ĐÌNH CÓ CÔNG CÁCH MẠNG NHÂN KỶ NIỆM 78 NGÀY THÀNH LẬP QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM (22/12/1944 – 22/12/2023) Từ bao đời nay dân tộc ... Cập nhật lúc : 16 giờ 59 phút - Ngày 29 tháng 12 năm 2023
Xem chi tiết
HỌC SINH TRƯỜNG THCS YẾT KIÊU CHĂM SÓC DI TÍCH LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG Thực hiện phong trào ”Đền ơn đáp nghĩa”, "Uống nước nhớ nguồn", Chào mừng 79 năm ngày thành lập QĐND Việ ... Cập nhật lúc : 16 giờ 50 phút - Ngày 29 tháng 12 năm 2023
Xem chi tiết
TRƯỜNG THCS YẾT KIÊU TỔ CHỨC GẶP MẶT NHÂN CHỨNG LỊCH SỬ NGHE NÓI CHUYỆN TRUYỀN THỐNG CHÀO MỪNG 79 NĂM NGÀY THÀNH LẬP QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM (22/12/1944 - 22/12/2023), 34 NĂM NGÀY ... Cập nhật lúc : 14 giờ 41 phút - Ngày 11 tháng 12 năm 2023
Xem chi tiết
TRƯỜNG THCS YẾT KIÊU TỔ CHỨC 41 NĂM NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM (20/22/1982 – 20/11/2023) Hòa chung trong không khí hân hoan của thầy và trò cả nước chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20 ... Cập nhật lúc : 10 giờ 36 phút - Ngày 25 tháng 11 năm 2023
Xem chi tiết
Công đoàn Trường THCS Yết Kiêu tổ chức hoạt động chào mừng ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10/2023 Hoà cùng với khí thế thi đua sôi nổi của chị em phụ nữ trong cả nước Kỷ niệm 93 năm Ngày thàn ... Cập nhật lúc : 16 giờ 21 phút - Ngày 20 tháng 10 năm 2023
Xem chi tiết
TRƯỜNG THCS YẾT KIÊU TỔ CHỨC HỘI NGHỊ CÁN BỘ, VIÊN CHỨC NĂM HỌC 2023 – 2024 Thực hiện hướng dẫn số 05/ HD – LĐLĐ ngày 29/12/2022 của Liên đoàn lao động huyện Gia Lộc về việc ... Cập nhật lúc : 7 giờ 46 phút - Ngày 14 tháng 10 năm 2023
Xem chi tiết
1234567891011121314151617181920...
DANH MỤC
ĐỀ THI, CHUYÊN ĐỀ
Bộ đề thi HSG K7 T-NV-A năm học 2012-2013
Bộ đề thi KS HSG K 6,7,8 Trường YK năm học 2012-2013
Bộ đề thi HSG K9 trường YK năm học 2012-2013
Chế độ cho điểm tối thiểu năm học 2012 - 2013.
Kế hoạch tổ chức Hội thảo“Đổi mới kiểm tra đánh thông qua biên soạn đề kiểm tra, xây dựng thư viện câu hỏi, bài tập môn Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý trong trường THCS và THPT” của Sở GD.gữ văn, Lịch sử, Địa lý trong trường THCS” của Phòng GD.
Đề thi HSG môn Toán năm học 2012-2013 của Thành phố
Đề thi HSG môn Anh năm học 2012-2013 của Thành phố
Một số phương pháp dạy học tích cực.
Những điểm mới trong Thông tư 58 so với Quy chế 40 và Thông tư 51 về kiểm tra đánh giá học sinh.
VĂN BẢN CỦA NHÀ TRƯỜNG